• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra ở Saudi Arabia

Thế giới 03/10/2023 11:23

(Tổ Quốc) - Theo trang Nikkei Asia, Kế hoạch chuyển dịch kinh tế "Tầm nhìn 2030" đang hướng tới mục tiêu giảm đi sự phụ thuộc của Saudi Arabia vào xuất khẩu dầu mỏ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Những tín hiệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá khứ từng gây ra nhiều biến động xã hội và mang lại những hậu quả không lường trước được. Nổi bật phải kể đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng và triệt để ở Vương quốc Anh vào đầu những năm 1980.

Tín hiệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực sự đang diễn ra ở Saudi Arabia - Ảnh 1.

Thái tử Mohammed bin Salman tại hội nghị Sáng kiến Đầu tư Tương lai ở Riyadh vào ngày 24/10/2018. Ảnh: Saudi Press Agency via AP

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình khách quan làm thay đổi cơ cấu, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng của các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành và các vùng để đạt được cơ cấu hợp lý hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.

Ở Anh, trong những năm 1980, các liên đoàn lao động nước này bị suy yếu và các ngành công nghiệp trong nước dường như không thể cạnh tranh hiệu quả được nữa đang đòi hỏi phải cơ cấu lại.

Khu vực công đã loại bỏ những tài sản kém hiệu quả trị giá hàng tỷ bảng Anh và hàng nghìn công ty bị ảnh hưởng đã bị bán hoặc được phép phá sản. Tự do hóa tài chính cho phép nền kinh tế nước Anh chuyển hướng sang các ngành dịch vụ.

Tín hiệu tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn gấp đôi lên gần 12% và một cuộc suy thoái sâu sắc đã xảy ra sau đó, để lại những vết sẹo lâu dài ở các khu vực sản xuất của Anh đồng thời tạo ra sự chia rẽ nghiêm trọng trong xã hội. Hậu quả vẫn còn đọng lại và vang dội hơn 40 năm sau.

Ở bối cảnh hiện tại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn tiếp theo của thế giới hiện đang diễn ra ở Saudi Arabia.

Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế "Tầm nhìn 2030" của Saudi Arabia, được xây dựng với sự giúp đỡ của nhiều chuyên gia tư vấn quốc tế và được triển khai từ tháng 4/2016 hiện đang tiếp tục triển khai. Đây cũng là thời điểm thích hợp để xem xét lại những gì đã đạt được và những gì chưa làm được.

Theo nhiều cách, những thách thức của Saudi Arabia đang đối mặt được xem là lớn hơn đáng kể so với những thách thức mà nước Anh từng gặp phải. Các áp lực lớn hơn bởi Saudi Arabia mong muốn hướng đến kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững trong khuôn khổ thể giới đang chạy đua hướng đến các mục tiêu không phát thải carbon.

Thời kỳ hoàng kim của vùng Vịnh

Saudi Arabia không chỉ xoay trục để giảm sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu xăng dầu mà còn tái cơ cấu nền kinh tế trong nước dựa trên nền tảng trợ cấp hào phóng, độc quyền và bảo trợ. Đây là một nhiệm vụ to lớn mà ngay từ đầu dường như khó có thể thực hiện được cũng như chứa đầy rủi ro.

Một số chuyên gia cho rằng sự thay đổi này đang diễn ra ngay vào thời điểm biến đổi khí hậu mạnh mẽ, khiến nhiên liệu hóa thạch và quá trình chuyển đổi năng lượng trở thành tâm điểm chú ý toàn cầu. Sự căng thẳng này có thể sẽ thể hiện rõ vào tháng tới khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đăng cai tổ chức hội nghị thường niên tiếp theo của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.

Cho dù kế hoạch "Tầm nhìn 2030" vẫn còn tới 7 năm nữa mới hoành thành nhưng đã có nhiều tác động thú vị.

Thứ nhất, việc loại bỏ các khoản trợ cấp và áp dụng thuế tiêu dùng ban đầu đã gây áp lực lên ngân sách hộ gia đình và doanh nghiệp, nhưng tác động này đã được bù đắp bằng việc mở rộng tài chính và sự phục hồi kinh tế nói chung. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm, tiền lương tăng, lĩnh vực phi dầu mỏ đang phát triển và triển vọng tài chính tốt, bất chấp đại dịch Covid và một trong những chu kỳ thắt chặt tiền tệ mạnh nhất trong lịch sử.

Thứ hai, mặc dù sự thay đổi sâu rộng có thể tạo ra sự bất ổn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình nhưng người dân Saudi Arabia vẫn ủng hộ rộng rãi đối với cải cách. Việc chấp nhận những ý tưởng mới, rất nhiều và quá nhanh đã khiến các nhà quan sát phải kinh ngạc.

Thứ ba, sứ mệnh Tầm nhìn đã ăn sâu vào cuộc sống hàng ngày và trở thành mục tiêu mà thế hệ trẻ, đặc biệt là những người có học vấn và thành thị, đều muốn tham gia. Nhiều vai trò quan trọng trong chính phủ và các tổ chức tài chính đã được đảm nhận bởi những người sẽ kế thừa nền kinh tế Tầm nhìn.

Thứ tư, có lẽ trái ngược với trực giác, khu vực công đã thể hiện tính năng động dẫn đầu cao hơn so với khu vực tư nhân vốn không thích rủi ro.

Thứ năm, các động thái xây dựng các thành phố tương lai trên sa mạc, một khối lập phương cao 400m đặc biệt ở thủ đô Riyadh và đầu tư vào các cơ sở thể thao đẳng cấp thế giới cho thấy sự sẵn sàng trở nên độc đáo và sáng tạo.

Thứ sáu và có lẽ là quan trọng nhất, là tất cả các tổ chức và cơ quan chính phủ đều coi Tầm nhìn 2030 là cốt lõi của các sứ mệnh, bao gồm cả Quỹ Đầu tư Công trị giá 700 tỷ USD đang bảo lãnh tài chính cho nhiều chương trình quan trọng.

Theo Nikkei, tất nhiên, không điều nào trong số này đảm bảo kết quả tốt hơn hay đây là kim chỉ nam của nhiều chỉ số kinh tế quan trọng cần phải di chuyển nhiều hơn so với những gì đã làm cho đến nay.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đang tụt hậu và sự phụ thuộc vào xuất khẩu xăng dầu vẫn còn quá nhiều. Cho dù lịch sử cuối cùng sẽ đánh giá sự thành công của dự án này nhưng các nhà kinh tế và học giả vẫn có lý do để lưu ý.

Tại diễn đàn Sáng kiến Đầu tư Tương lai ở Riyadh vào tháng 10/2018, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman từng tuyên bố rằng Trung Đông có thể là "Châu Âu mới". Saudi Arabia, cùng với UAE và Qatar, đang hướng tới mục tiêu này thành hiện thực.

Theo các chuyên gia, những thách thức đáng kể vẫn còn nhưng đây có thể được xem là thời kỳ hoàng kim của vùng Vịnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Saudi Arabia, ngay cả khi chưa hoàn thành, đều đang mang lại tác động vô cùng tích cực cho khu vực và hơn thế nữa./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ