• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chuyên gia hướng dẫn ứng dụng Y học cổ truyền để phòng chống dịch bệnh do virus

Sức khỏe 31/03/2020 18:24

(Tổ Quốc) - Buổi tọa đàm giao lưu trực tuyến: “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng chống dịch bệnh do virus” có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về y học cổ truyền với nhiều giải đáp cách phòng chống bệnh do virus.

Trả lời câu hỏi về việc sử dụng thảo mộc vào phòng chống dịch Covid-19 đã có những kết quả và tác dụng như thế nào, TS.Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, hiện nay, tại Trung Quốc, 85% số lượng bệnh nhân bị dương tính Corona-19 được phối hợp y học cổ truyền trong điều trị và những trường hợp này đều cho những kết quả rất tốt.

Nhiều công trình nghiên cứu tại Trung Quốc và nhiều bài thuốc của Trung Quốc đã vào cuộc. Chính vì vậy, tại Vũ Hán và các tỉnh đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

fghfghgfhf - Ảnh 1.

TS. Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam đồng thời là chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường.

Khi Italia bị dịch bệnh mất kiểm soát, họ đã nhờ các chuyên gia y tế của Trung Quốc sang. Các chuyên gia của TQ cũng tư vấn cho Italia về việc sử dụng thảo dược trong điều trị. Hiện nay, nhiều công ty của Ý đã nhập những thảo dược này để phối hợp với Tây y trong kiểm soát dịch bệnh tại Ý.

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có những nghiên cứu cụ thể trên người bệnh nhưng Bộ Y tế đã có công văn chỉ đạo để đưa YHCT phối hợp y học hiện đại trong phòng, chống dịch, đã đưa ra được phác đồ điều trị cho các giai đoạn của bệnh và phác đồ phục hồi một cách toàn diện theo phác đồ và kinh nghiệm điều trị của YHCT Việt Nam.

fghfghgfhf - Ảnh 2.

Toàn cảnh buổi tọa đàm.

TS. Phùng Tuấn Giang cũng cho biết sử dụng thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược liệu hỗ trợ điều trị Covid-19 rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch. Ví dụ như bài thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.

Đối với những người đã từng nhiễm Covid-19, sau khi khỏi bệnh thường biến chứng phổi. Việc sử dụng y học cổ truyền trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc sử dụng rất tốt trong giai đoạn này.

Cũng trong buổi tọa đàm, nói về điểm mạnh trong việc phòng, tránh dịch bệnh do virus của y học cổ truyền, PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện Trưởng - Viện Y Học ứng dụng Việt Nam cho biết,

Chuyên gia hướng dẫn ứng dụng Y học cổ truyền để phòng chống dịch bệnh do virus - Ảnh 3.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y Học ứng dụng Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam).

Hiện nay bên Tây y chưa có thuốc đặc hiệu để chữa bệnh do SARs Cov2. Một số thuốc có được khuyến nghị sử dụng theo từng nước và Bộ y tế Việt Nam cũng vừa đưa ra một khuyến nghị sử dụng. Ví dụ, có thể sử dụng các loại trị viêm gan do virus của viêm gan hoặc HIV, với cơ chế ức chế virus nhân lên hoặc phát triển trong cơ thể. Một số loại khác cũng để hỗ trợ gan, thận, tim phổi, miễn dịch nói chung. Khi bệnh nhân nặng, có những máy thở hỗ trợ tim, lọc máu…

Đấy là những điểm mạnh mà Đông y không làm được. Tuy nhiên, Đông y có những điểm mạnh riêng. Thứ nhất, có những bài thuốc kìm hãm phát triển vi khuẩn tại chỗ. Ví dụ những bài thuốc sát trùng, kìm hãm sự phát triển tại họng, đường tiêu hóa, đường hô hấp. Một số bàn để tăng cường sức khỏe miễn dịch chung.

Tác dụng của những bài này thường chậm, nhưng chắc trong việc nâng cao tình trạng sức khỏe chung, đặc biệt trong giai đoạn nhẹ hoặc giai đoạn phục hồi bệnh. Nếu giai đoạn nặng, có biến chứng về phổi, tim mạch, suy các tạng khác, lúc đó Đông y không can thiệp được, mà phải có sự can thiệp của Tây y./.

Minh Khánh (Theo Sức Khỏe Cộng Đồng)

NỔI BẬT TRANG CHỦ