• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Công ước Unesco bảo vệ điện ảnh nội địa

21/10/2005 09:18

Các nước thành viên của Unesco đã chính thức bỏ phiếu ủng hộ ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc nước họ, chống lại toàn cầu hóa.

Các nước thành viên của Unesco đã chính thức bỏ phiếu ủng hộ ngành công nghiệp điện ảnh và âm nhạc nước họ, chống lại toàn cầu hóa.

Tổ chức văn hóa của Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ một công ước đa dạng văn hóa, được sự ủng hộ của Anh, Pháp và Canada.

Hoa Kỳ nói công ước "nhiều sai sót" này có thể được dùng để ngăn việc xuất khẩu phim và các sản phẩm văn hóa Mỹ.

Cuộc bỏ phiếu theo sau biện pháp của Pháp để bảo vệ ngành điện ảnh và âm nhạc nước họ.

Với những nước như Pháp và Canada, những nước ủng hộ văn bản, thì việc bỏ phiếu là một thắng lợi và xác nhận rằng văn hóa cần được đối xử như trường hợp đặc biệt trong đàm phán thương mại.

Xavieer Merlan, người đứng đầu phân ban châu Âu và quốc tế của trung tâm điện ảnh quốc gia Pháp, nói: "Vấn đề là phải có lựa chọn. Để có lựa chọn, anh cần có sự đa dạng, và đó là lý do vì sao chúng tôi rất ủng hộ công ước này về tính đa dạng văn hóa. Mục đích là cho khán giả trong nước có sự đa dạng về phim, sách, băng đĩa. Nếu anh đi khắp thế giới, anh sẽ thấy sự đa dạng không phải là nghiễm nhiên mà có. Anh phải chiến đấu để giành lấy."

Nhưng với Hoa Kỳ, nước đã có một tuần gần như cô lập khi muốn phản đối công ước, thì ngôn ngữ trong văn bản không rõ ràng.

Họ lo ngại bất kì nước nào cũng có thể dùng công ước để áp đặt hàng rào thương mại không công bằng.

Áp dụng quota

Pháp đã dành nhiều khoản tài trợ cho phim, nhạc, sân khấu và opera để hỗ trợ di sản văn hóa của họ.Pháp cũng áp đặt quota lên mức độ phát sóng các sản phẩm không phải của Pháp.

Công ước mới về đa dạng văn hóa nhằm thừa nhận bản chất riêng biệt của các hàng hóa và dịch vụ văn hóa. Nó cho phép các nước có biện pháp bảo vệ điều mà nó mô tả là "những sự biểu thị văn hóa" mà có thể bị đe dọa.

Đa số trong 191 thành viên của Unesco đã bỏ phiếu tán thành.

Đại diện của Anh tại Unesco, Timothy Craddock, nói lời văn của văn bản "rõ ràng, cân đối, phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế và nhân quyền căn bản."

Nhưng Mỹ phản đối, nói rằng công ước không rõ ràng và có thể bị diễn dịch sai lạc.

Bộ trưởng văn hóa của Pháp, Renaud Donnedieu de Vabres, nói các quốc gia có quyền đặt quota nghệ thuật vì 85% lượng vé điện ảnh thế giới là đã dành cho Hollywood.

Hoa Kỳ đã đề nghị 28 sửa đổi trong công ước, nhưng bị các thành viên Unesco bác bỏ.

Có lo ngại rằng cuộc bỏ phiếu hôm nay có thể làm Mỹ thấy cô lập, vì nước này chỉ mới gia nhập lại vào Unesco năm 2003 sau 19 năm vắng mặt.

Công ước này còn cần sự thông qua của 30 quốc gia thành viên trước khi có hiệu lực.

(Theo BBC)

NỔI BẬT TRANG CHỦ