(Cinet) -Cung An Định - tư dinh mà vua Khải Định xây dựng dành riêng cho con trai Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn trải qua bao thăng trầm của lịch sử đã bị xuống cấp nay đã hồi sinh bởi bàn tay của những nghệ nhân Đức và Việt Nam qua “Chương trình bảo tồn văn hoá” ở Việt Nam.
(Cinet) -Cung An Định - tư dinh mà vua Khải Định xây dựng dành riêng cho con trai Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều Nguyễn trải qua bao thăng trầm của lịch sử đã bị xuống cấp nay đã hồi sinh bởi bàn tay của những nghệ nhân Đức và Việt Nam qua “Chương trình bảo tồn văn hoá” ở Việt Nam.
Với phương pháp phục chế nguyên gốc, các nghệ nhân đã trả lại gần như nguyên bản Cung Anh Định - một báu vật lịch sử của Việt Nam nói chung và của Huế nói riêng.
Báu vật “ngủ quên”
Cung An Định nằm ở phía Đông
Cũng như toàn bộ kinh thành Huế, Cung An Định phải chịu áp lực qua nhiều thập kỉ. Kiến trúc và các bức tranh tường và trần độc đáo bị ảnh hưởng bởi sự tác động của khí hậu nhiệt đới và sự thiếu bảo dưỡng. Sau này, việc sửa đổi, mở rộng, quét vôi một màu, sử dụng Cung Anh Định làm nơi tạm trú khẩn cấp thời chiến tranh chống Mỹ và làm nhà văn hoá công đoàn đã góp phần làm cung xuống cấp. Mái nhà của cung bị thấm nước và phong hoá, dầm sắt bị ăn mòn làm cho tranh tường và vữa trên bề mặt trần bị phân huỷ. Các hoạ tiết trên tay vịn đã mờ, bị tróc hoặc bị sơn phủ. Nhiều cửa sổ đã bị bịt lại ngày còn được trưng dụng làm nơi tạm trú khẩn cấp trước đây. Phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn của cung, năm 2003, các chuyên gia phục chế từ
Đánh thức vẻ đẹp tiềm ẩn của Huế
Hai tổ chức phi lợi nhuận của CHLB Đức đảm trách dự án từ năm 2003 đến năm 2008 là Tổ chức bảo tồn di sản văn hoá (Fulda) và Dự án bảo tồn, trùng tu và đào tạo Đức (Potsdam&Berlin). Với kinh nghiệm trong việc phục chế và bảo tồn các di sản văn hoá, Cung An Định đã được trả lại vẻ đẹp lộng lẫy như ngày nào mà không mất đi vẻ đẹp truyền thống, văn hoá Đông - Tây kết hợp trong kiến trúc và bài trí của cung. Các chuyên gia phục chế đã sử dụng hai phương pháp phục chế rất quan trọng của Ý để khôi phục thành công Cung An Định là Spolvero và Rigatino. Sử dụng hai phương pháp này giúp các chuyên gia có thể xác định chính xác các môtip của các hoạ tiết, đường viền trên các bức tranh tường và trần trong cung. Tuy vậy, trong quá trình phục chế, các nghệ nhân cũng gặp một số khó khăn khi có nhiều hoạ tiết không còn giữ lại nét ban đầu. Việc phục chế toàn bộ chỉ có thể thực hiện qua sự tưởng tượng. Do vậy, dựa vào mẫu hoạ tiết đã phục chế để sao chép, sau đó dùng kỹ thuật đánh dấu bằng các điểm để tái tạo các mẫu hoạ tiết đã mất. Tuy thế, dự án đã thành công ngoài mong đợi. Và góp phần cho thành công của dự án phục chế Cung An Định không thể không nhắc đến 15 nghệ nhân người Việt
Bà Andrea Teufel- Giám đốc dự án bảo tồn, đồng thời cũng là một chuyên gia phục chế của Đức cho biết: “Ngay khi sang Việt
Phục chế tranh tường và trần ở cung An Định và chương trình đào tạo phục chế viên Việt
Vinh Sơn