Viện Hàn lâm Mới (The New Academy) của Thụy Điển thành lập sau thông tin giải Nobel Văn học 2018 bị hoãn lại, vừa đưa ra danh sách rút gọn gồm 04 tác giả xuất sắc của năm.
Viện Hàn lâm Mới (The New Academy) của Thụy Điển thành lập sau thông tin giải Nobel Văn học 2018 bị hoãn lại, vừa đưa ra danh sách rút gọn gồm 04 tác giả xuất sắc của năm.
Quá trình xét giải này được công khai với sự tham gia của hơn 100 nhà văn hóa Thụy Điển. 47 tác giả lọt vào danh sách được bỏ phiếu công khai với Hội đồng giám khảo đứng đầu là biên tập viên, đại diện Nhà xuất bản Ann Palsson. Từ đó chọn ra gồm có:
04 tác giả lọt vào vòng chung khảo là: nhà văn người Anh - Gaiman; nhà văn Nhật Bản Haruki Murakami; nhà văn Maryse Condé - một trong những tác giả xuất sắc nhất vùng Caribe và nhà văn Canada gốc Việt - Kim Thúy.
Nhà văn Gaiman viết trên trang Tweet của mình bày tỏ niềm vui khi có tên trong danh sách rút gọn này: “Chiến thắng giải thưởng sẽ không làm tôi hạnh phúc bằng việc nằm trong danh sách rút gọn. Tôi cũng không cảm thấy đây là cuộc chiến với những người còn lại mà là niềm vinh dự”.
Nhà văn Gaiman |
Viện hàn lâm Mới nhận xét Murakami là “một trong những tác giả và dịch giả nổi tiếng nhất”. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng và từng đứng đầu các danh sách sách bán chạy:Norwegian Wood (Rừng Na Uy) và The Wind-Up Bird Chronicle (Biên niên ký vặn dây cót). Murakami được coi “là bậc thầy của thể loại hư cấu duy thực kì ảo”.
Nhà văn Maryse Condé, bằng tác phẩm Desirada và Segu, cho thấy "chủ nghĩa thực dân đã thay đổi thế giới như thế nào và cách họ tạo dựng lại di sản của mình ra sao", đứng thứ ba trong danh sách rút gọn.
Ứng cử viên cuối cùng là Kim Thúy, sinh ra ở Sài Gòn và lớn lên ở Canada. "Câu chuyện của cô ấy có màu sắc rất Việt Nam từ mùi hương và hương vị. Đồng thời cũng cho ta thấy những hiểm họa của cuộc sống lưu vong và việc khó khăn khi đi tìm bản sắc dân tộc" - Viện hàn lâm Mới cho biết.
Nhà văn Kim Thúy |
Giải thưởng này sẽ được trao cho một nhà văn có câu chuyện đậm chất nhân văn về “con người trên thế giới”, đây là điều ít nhiều khác biệt so với giải thưởng của Viện hàn lâm Thụy Điển, trao Nobel văn học cho bất cứ nhà văn ở quốc gia nào có “tác phẩm xuất sắc theo khuynh hướng lí tưởng hóa”.
Viện hàn lâm Mới được thành lập với mong muốn duy trì việc trao một giải thưởng lớn cho văn học mang tầm cỡ quốc tế trong năm 2018, đồng thời cũng nhắc nhở văn học nên gắn liền với nền dân chủ, cởi mở, đồng cảm và tôn trọng.
Theo thông báo trước đó, giải này sẽ công bố người chiến thắng vào tháng 10. Còn giải Nobel Văn học do Viện hàn lâm Thụy Điển sẽ trở lại vào năm 2019.
Theo Theguardian