• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đảo chiều sách lược, đâu là lý do “mấu chốt” Mỹ không chịu giúp Nga tái thiết Syria?

Thế giới 30/10/2018 12:17

(Tổ Quốc) - Các nạn nhân tị nạn là “con tốt” trong trò chơi của Moscow. Tuy nhiên, chỉ khi nào Washington cho phép điều đó xảy ra.

Nội chiến Syria là cả một quá trình chạy trốn của người tị nạn

Nhà nghiên cứu Justin Roy đã viết trên National Interest rằng: "Tôi đã gặp một gia đình người Syria và nói rằng họ đã rời đất nước từ một tháng trước".

Đảo chiều sách lược, đâu là lý do “mấu chốt” Mỹ không chịu giúp Nga tái thiết Syria? - Ảnh 1.

Mỹ bất đồng Nga trong quá trình tái thiết Syria. Ảnh:national interests

Tác giả viết tiếp: "Khi tôi hỏi tại sao lại rời khỏi Syria, họ đã nói rằng, tôi đã sống trong một thành phố cho đến khi chiến tranh nổ ra, vì vậy chúng tôi phải chạy trốn sang thành phố khác. Các cuộc dội bom liên tục buộc chúng tôi phải chạy trốn khỏi chiến tranh".

Theo tác giả Justin Roy, đây là câu hỏi chung của hàng triệu người dân Syria tị nạn.

Sau hơn 7 năm chiến tranh, Syria đã bị tàn phá nặng nề. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng, từ năm 2011 đến 2016, Syria đã tổn thất lên tới 226 tỷ đôla trong GDP. Theo Liên Hợp Quốc, trong tổng số 11 triệu người dân Syria loạn lạc trong chiến tranh, khoảng 6 triệu người vẫn còn luẩn quẩn trong nước trong khi hơn 5 triệu người khác đã chạy trốn ra khỏi nước. Hơn 1 triệu người dân Syria liên tục tị nạn ở châu Âu. Quy mô của sự tàn phá và vô gia cư khiến cho Liên Hợp Quốc phải mô tả rằng đây là thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

"Tôi nhớ lại ánh mắt mệt mỏi và căng thẳng, cảm giác như kiệt quệ sức lực trong cuộc chạy trốn không biết khi nào là điểm dừng. Với ánh mắt như muốn nói rằng: "Chúng ta sẽ phải đi đâu nữa?".

Tác giả Justin Roy mô tả về những người tị nạn Syria

Tính đến thời điểm này, khi chính quyền Tổng thống Assad chiếm lại nhiều lãnh thổ thì các cuộc kêu gọi người dân Syria hồi hương. Vào ngày 29/9, tại cuộc họp Đại hội đồng liên Hợp Quốc, phó Thủ tướng Syria Walid al-Moualem cho biết, đây là khoảng thời gian người dân Syria có thể trở về nhà.

Mỹ liên tục lên tiếng đối phó với các ảnh hưởng của Nga đối với vấn đề tị nạn và phối hợp với cộng đồng quốc tế nhằm ngăn chặn bất kỳ động thái nhằm lôi kéo người dân hồi hương trong thời gian còn xung đột.

Mỹ phản ứng: "Vẫn còn quá sớm"

Giới chuyên gia cho rằng, thực tế Syria vẫn chưa phải là nơi an toàn để người dân có thể trở về. Cao Ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn - Filippo Grandi đã đưa ra tuyên bố hồi tháng ba rằng, vẫn còn quá sớm để người dân Syria có thể trở về bởi tình hình hiện tại không ổn định. Cơ sở hạ tầng quan trọng chỉ có thể hỗ trợ những cá nhân còn ở lại Syria.Chương trình thực phẩm thế giới ước tính vào tháng Tám, 2018, có khoảng 6.5 triệu người dân không thể đáp ứng các nhu cầu đồ ăn cho họ và khoảng 4 triệu người vẫn đang trong thời gian rủi ro nghiêm trọng. Và một nghiên cứu được thực hiện tại Hội đồng người tị nạn Na Uy, Ủy ban cứu trợ trẻ em và Ủy ban giải cứu quốc tế cho biết, đối với mỗi người tị nạn trở về nhà vào năm 2017 thì họ đều rơi vào tình trạng thiếu các vật dụng cơ bản nhất.

Thêm vào đó, giới quan sát cho rằng, còn có thêm nhiều nỗi sợ hãi từ sự trừng phạt của chính quyền Tổng thống Assad khi họ trở về. Một nghiên cứu từ Viện Trung Đông Carnegie và một cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết, nhiều người dan Syria lo sợ phải trở về nhà. Một cuộc điều tra tiếp theo trong Chiến dịch Syria vào năm 2015 cũng cho biết, khoảng 70% người dân Syria đang chạy trốn khỏi chế độ chính quyền Tổng thống Assad và 52% cho biết, Tổng thống Syria nên ra khỏi chính quyền trước khi họ có thể trở về nhà. Mặt khác, người dân Syria đã trở về thường xuyên phải chịu sự ràng buộc cưỡng bức hay sự giam giữ từ chính quyền Tổng thống Assad.

Theo giới quan sát, chính quyền Assad cũng đang muốn có sự dịch chuyển dân số như một cơ hội nhằm tái thiết lại nhân khẩu học của quốc gia.

Theo Hội đồng người tị nạn Na Uy, chỉ khoảng 17% người tị nạn Syria có các giấy tờ chứng minh họ còn quyền sử dụng tài sản tại Syria. Ít nhiều nghi ngờ rằng, chính quyền Tổng thống Assad đang dùng luật để trừng trị những người chống đối chính trị và chuộc lợi từ tài sản đánh cắp nhằm lấp đầy kho bạc của chính quyền. Vì vậy, giới chuyên gia cho rằng, rất ít người dân Syria đã ra khỏi nước lại muốn trở về.

Mỹ và các đồng minh châu Âu phải tiếp tục dập tắt ý định gây sức ép của Nga và chính quyền Tổng thống Assad nhằm lôi người dân về nước cho đến khi hoàn cảnh cải thiện và sự trở về của họ được an toàn, tờ National Interests viết.

Nga không thể đủ sức gây quỹ xây dựng và tái thiết Syria.Vì vậy, chắc chắn cả Syria và Nga đều đang cần nguồn tiếp tế của Nga và phương Tây. Nga dường như đang rơi vào cạn kiệt toàn cầu đối với việc khủng hoảng tị nạn.

Theo phân tích trên National Interests, Mỹ phải sử dụng Nga và chính quyền Syria để làm "đòn bẩy theo ý muốn" trong bối cảnh Syria đang thiếu nguồn tài chính trầm trọng. Chỉ khi nào Washington đạt được một giải pháp chính trị theo cách mà họ muốn thì có lẽ Mỹ mới đứng ra hỗ trợ tái thiết Syria.

Bởi vì không an toàn cho sự trở về của người Syria nên câu hỏi đặt ra là những gì Mỹ có thể làm để đối phó với các bất đồng với Nga và giúp đỡ các đồng minh của Mỹ ở bối cảnh hiện tại?

Đối với sự trở lại tự nguyện của người dân Syria thì Mỹ luôn nhấn mạnh đến quá trình chuyển đổi chính trị tại đất nước này nhằmđảm và chắc chắn tài sản cho người tị nạn trở về. Có lẽ vì vậy, hiện tại, cả Washington và đồng minh nên duy trì các trừng phạt nhằm tiến tới sự chuyển giao quyền lực chính trị tại Syria. Mỹ cùng đồng minh cũng từ chối bất kỳ các đề nghị từ Nga hay Syria cho quá trình giúp sức cho người dân Syria trở về dưới thời chính quyền Tổng thống Assad.

Khủng hoảng Syria tiếp tục là một trong số các thách thức lớn nhất về thảm họa nhân đạo trong thế kỷ 21.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ