• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đảo chiều sát cánh quân sự Nga-Thổ: "Đòn căng" trong quan hệ với Mỹ?

Thế giới 13/03/2019 17:13

(Tổ Quốc) - Hợp tác quân sự Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến cho mối quan hệ giữa Ankara và Washington rơi vào khủng hoảng.

Hợp tác quân sự giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Các cuộc diễn tập hải quân chung gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng với việc gia tăng hợp tác quân sự tại Syria khiến các đồng minh NATO hoài nghi về sự trung thành của Thổ Nhĩ Kỳ với liên minh quốc phòng phương Tây.

Đảo chiều sát cánh quân sự Nga-Thổ: Đòn căng trong quan hệ với Mỹ? - Ảnh 1.

Hình ảnh tuần tra của Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib. Ảnh:AFP

Cuộc diễn tập hải quân chung vào ngày 8/3 là một phần của cuộc diễn tập quân sự mở rộng của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi các cuộc diễn tập liên quan chỉ diễn ra trên một số tàu thuyền thì các nhà phân tích lại mô tả ý nghĩa chính trị trong cuộc diễn tập này.

"Việc nhận ra các cuộc diễn tập quân sự chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là thông điệp cho cả phương Tây và các khu vực tại Trung Đông về việc hợp tác hai bên", Zaur Gasimov - nhà phân tích Istanbul thuộc Max Weber Foundation cho biết.

Việc lựa chọn Biển Đen cho cuộc tập trận chung nghiêng vế ý nghĩa chính trị trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và NATO", các nhà phân tích khác cho biết.

"Điều này khẳng định rằng, Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang gây nhiều tranh cãi trong thành viên NATO. Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là thành viên của NATO trên giấy tờ. Moscow có thể có ảnh hưởng khiến Ankara xa rời NATO hơn", nhà khoa học chính trị Cengiz Aktar cho biết.

"Cho dù là phỏng đoán thì đây cũng là chiến lược lâu dài của Nga", ông Aktar nói.

Moscow đã nhanh chóng khai thác căng thẳng song phương giữa Ankara và Washington liên quan đến các khác biệt.

"Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hiện tại đang tạo nên căng thẳng gia tăng chưa từng có giữa Ankara và Washington", ông Gasimov nói thêm.

Hệ thống tên lửa S-400

Sự hậu thuẫn của Washington dành cho lực lượng người Kurd tại Syria trong cuộc chiến chống khủng bố IS đã thúc đẩy quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh của NATO. Đây là một bước ngoặt. Ankara cũng xem lực lượng YPG giống như tổ chức khủng bố liên quan đến PKK kéo dài trong suốt nhiều thập kỷ dài.

Thương vụ tên lửa S-400 của Moscow chuyển giao đến Ankara đã gia tăng căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

Washington đang cảnh báo các trừng phạt nếu vụ mua bán hoàn thành đồng thời cho rằng các loại vũ khí đe dọa tới hệ thống phòng thủ của NATO.

"Nga tin tưởng rằng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua hệ thống S-400. Với Moscow, thỏa thuận này có ảnh hưởng chính trị. Toàn bộ tiến trình mua và bán S-400 đang khiến quan hệ giữa Ankara và Washington lung lay", ông Gasimov cho biết.

Syria

Trong khi khoảng cách giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy ra xa thì Ankara và Moscow lại tăng cường quan hệ hợp tác tại Syria. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ dường như hồi sinh quan hệ sau nội chiến nhưng lại gia tăng quan hệ thân thiết, và cùng với Iran nhằm chấm dứt xung đột tại khu vực này thông qua tiến trình Astana.

Trong tháng này, cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu tham gia tuần tra quân sự dọc khu vực Idlib. Các cuộc tuần tra là một phần trong thỏa thuận toàn diện giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Thỏa thuận đã ngăn chặn dòng tị nạn đổ xô vào biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.Tuy nhiên, các nhà phân tích đặt câu hỏi về sự bền vững trong quan hệ hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib.

Các cuộc tuần tra giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Idlib diễn ra trong bối cảnh Moscow bày tỏ sự thất vọng với Ankara về sự thất bại của các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ kiềm chế các nhóm cực đoan ở Idlib.

Các chiến lược

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, ưu tiên của Moscow là thúc đẩy hợp tác với Ankara. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ngày 12/3 rằng lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang có kế hoạch tuần tra chung tại Tel Rifaat – một khu vực do lực lượng phiến quân người Kurd (YPG) kiểm soát. Các cuộc tuần tra nhằm mục tiêu giảm căng thẳng với lực lượng YPG và quân lính Thổ Nhĩ Kỳ.

Moscow cũng giống như Washington liên tục phát triển mối quan hệ tốt với YPG.

"Xét ở góc độ lịch sử, người Thổ Nhĩ Kỳ và Nga chưa từng có mục tiêu chiến lược chung trong 300 năm. Điều đó không thể cho đến hiện tại. Thật không may, Ankara có suy nghĩ họ có thể khiến Nga và Mỹ đối ngược nhưng điều đó là không thể", ông Gasimov nói.

Giới quan sát cho rằng, từ góc độ các quan hệ chính trị, quân sự và thương mại gia tăng, Ankara phải cân bằng giữa các rủi ro và lợi ích từ việc duy trì mối quan hệ với các đồng minh khác.

Thổ Nhĩ Kỳ và Nga rõ ràng đang thúc đẩy phát triển quan hệ chiến lược và tốc độ đang diễn ra quan trọng. Nhịp độ mối quan hệ chính trị, thương mại và quân sự gia tăng cùng với thương vụ mua bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, lễ động thổ gần đây đánh dấu khởi công dự án nhà máy điện hạt nhân Akkuyu vào tháng 4 và dự án đường ống khí đốt tự nhiên TurkStream.

Chính sách ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ đang thay đổi, bằng chứng là quan hệ với Nga. Mặc dù liên minh song phương vừa chớm nở có thể nhìn thấy từ góc độ thương mại và đầu tư, nhưng nó cũng có thể tạo ra tình trạng khó xử trong việc làm suy yếu mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các đồng minh truyền thống ở phương Tây. Hơn thế nữa, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải thúc đẩy vị trí của họ trên trường quốc tế theo hướng tích cực và cân bằng và làm đa dạng quan hệ song phương với các quốc gia khác.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ