• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

ĐAVN: Phát triển phim lịch sử để quảng bá “thương hiệu” Việt Nam (Bài 3).

31/08/2012 09:45

(Cinet)- Nghệ thuật thứ 7 ra đời đã chi phối và ảnh hưởng đến đời sống xã hội bởi tác phẩm điện ảnh là bức tranh thu nhỏ chứa đựng trong đó hình ảnh về lịch sử, văn hóa và đời sống của mỗi quốc gia. Vì thế nếu có thể phát triển dòng phim lịch sử, cổ trang thì đây chính là một kênh quảng bá rất hữu hiệu cho “thương hiệu” Việt Nam.

(Cinet)- Nghệ thuật thứ 7 ra đời đã chi phối và ảnh hưởng đến đời sống xã hội bởi tác phẩm điện ảnh là bức tranh thu nhỏ chứa đựng trong đó hình ảnh về lịch sử, văn hóa và đời sống của mỗi quốc gia. Vì thế nếu có thể phát triển dòng phim lịch sử, cổ trang thì đây chính là một kênh quảng bá rất hữu hiệu cho “thương hiệu” Việt Nam.

Một cảnh quay trong phim Lý Công UẩnMột cảnh quay trong phim Lý Công Uẩn

Việc phát triển thị trường phim lịch sử, cổ trang không chỉ để quảng bá thương hiệu quốc gia, mà nó còn là kênh truyền bá lịch sử hữu hiệu nhất đến mọi tầng lớp người dân. Bên cạnh đó là một cách gián tiếp giới thiệu lịch sử Việt Nam với Thế giới.  Đây không phải là một sáng kiến mới lạ vì nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng điện ảnh như một công cụ hữu hiệu để quảng bá về hình ảnh đất nước, con người cũng như văn hóa, lịch sử của đất nước mình. Và thực tế đã chứng minh sức ảnh hưởng của dòng phim lịch sử tác động như thế nào đến hiểu biết lịch sử của con người. Sự bành trướng của dòng phim lịch sử, cổ trang của Trung Quốc, Hàn Quốc đã khiến cho cả thế giới phải thán phục. Nhờ có dòng phim này mà văn hóa, lịch sử của 2 quốc gia này trở nên “ thân thuộc” trên thế giới.

Khi nàng Dae Jang Geum được phát sóng lần đầu tiên năm 2003, bộ phim đã tạo nên một cơn “sốt” không chỉ tại Châu Á mà trên toàn thế giới – những nơi bộ phim được phát sóng. Bộ phim đã tạo nên một kỷ lục về tỉ suất người xem với 57,1% người xem trong lần phát sóng đầu tiên tại Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Bắc Mỹ.

Sau khi bộ phim kết thúc, tổng số khách du lịch đến với Hàn Quốc cũng tăng mạnh đến mức Chính phủ Hàn Quốc phải mở cửa trường quay bộ phim này để đón khách thăm quan, bởi số lượng khách du lịch quốc tế đến Hàn Quốc yêu cầu được đến xem tân nơi “nàng Dae Jang Geum” sống và làm việc ngày một nhiều hơn. Vậy là chỉ với 1 bộ phim, Hàn Quốc đã không chỉ có thể quảng bá thương hiệu quốc gia, giới thiệu văn hóa của mình ra thế giới, truyền bá lịch sử đất nước cho người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế mà còn làm được một việc lớn khác đó là thu hút du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Khách du lịch đang nghe giới thiệu về nơi nàng Dae Jang Geum học và chế biến thuốc...



Qua ví dụ trên có thể thấy nếu có những bộ phim lịch sử, cổ trang hay thì chúng ta cùng một lúc thực hiện được nhiều việc, thu về nhiều điều lợi trực tiếp và gián tiếp từ bộ phim đó.

Vấn đề này không phải là không ai biết, các nhà làm phim, các đạo diễn cũng như các hãng phim đã đưa việc này ra bàn bạc nhiều, tuy nhiên để thực hiện được điều đó thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đã trình bày ở 2 bài trước. >>Điện ảnh Việt nam: Vắng bóng phim lịch sử cổ trang ( Bài 1)                                                    

>>ĐANV: Vì sao phim lịch sử, cổ trang còn thiếu? (Bài 2)

Nói là vậy, tuy biết là có rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng điện ảnh  Việt Nam vẫn có những thế mạnh khác đó chính là tâm huyết của các nhà làm phim.

Thực tế, chúng ta có nhiều đạo diễn, các nhà làm phim, các hãng phim tư nhân dám mạo hiểm “ xông pha” vào khó khăn, vượt qua các trở ngại để làm nghệ thuật. Dám liều lĩnh đầu tư để thực hiện những dự án phim truyền hình, phim nhựa về đề tài lịch sử, cổ trang mà chuyện lỗ lãi là cả một vấn đề lớn. Chính vì sự dám nghĩ, dám làm đó nên dù số lượng phim vẫn còn hạn chế song điện ảnh Việt Nam đã có những tác phẩm như Khát vọng Thăng Long, Huyền sử thiên đô, Trần Thủ Độ, Lý Công Uẩn – Đường tới Thăng Long, Long thành cầm giả ca…

Dù còn nhiều khó khăn, thiếu thốn song chúng ta đã có những thước phim lịch sử, cổ trang rất Việt Nam như thế này...



Mặc dù gặp rất nhiều trở ngại và phải đón nhận nhiều dòng dư luận tiêu cực song các nhà làm phim vẫn nhiệt huyết thực hiện các dự án phim. Thiết nghĩ trước cái tâm huyết như vậy của các nhà làm phim, công chúng nên mở lòng hơn với dòng phim này để điện ảnh Việt Nam có thêm cơ hội phát triển ngành điện ảnh lịch sử, cổ trang.

Dù chưa mấy hài lòng, cũng chưa thỏa mãn được sự mong mỏi của công chúng nhưng cần nhìn nhận đến những khó khăn mà các nhà làm phim đã khắc phục để có những thước phim lịch sử, cổ trang khá hoành tráng trong thời gian qua. Đây chính là tín hiệu khởi đầu, đáng mừng cho sự xuất hiện mới: dòng phim điện ảnh lịch sử, cổ trang.

Một cảnh trong phim Thiên mệnh anh hùng được quay tại Tràng An



Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL cũng nên có những ưu đãi hơn cho các hãng phim, các nhà làm phim dám thực hiện để phát triển dòng phim này. Chúng ta cũng nên có những chính sách ưu đãi và khuyến khích cho việc phát hành phim Việt mà cụ thể ở đây là phim lịch sử, cổ trang. Ví dụ như ở Trung Quốc có hẳn 1 tháng bảo vệ phim nội, điều này cứu cánh khá nhiều cho các nhà sản xuất phim trước sự xâm lăng ồ ạt của phim ngoại.

Một ví dụ nữa để minh chứng sự ảnh hưởng của phim lịch sử, cổ trang đối với sự hiểu biết lịch sử cũng như quảng bá du lịch. Gần đây nhất bộ phim Thiên mệnh anh hùng do hai hãng Saiga Films và Phương Nam Phim cùng đầu tư thực hiện được công chiếu. Ngay từ khi bộ phim mới tung ra trailer phim trên các trang mạng, dư luận đã xôn xao trước những cảnh quay hoành tráng cũng như vẻ đẹp của non nước Tràng An. Bộ phim nói về vụ thảm án Lệ Chi Viên và gia tộc Nguyễn Trãi đã bị vướng vào sự kiện này, cùng với những âm mưu trong hậu cung. Dù mới chỉ được chiếu tại các rạp và in đĩa DVD chứ chưa được trình chiếu rộng rãi trên các kênh truyền hình. Nhưng với những khán giả nào đã xem bộ phim này đa phần đều có chung một suy nghĩ đó là lịch sử Việt Nam thật hấp dẫn chứ không khô cứng như trong sách giáo khoa, phong cảnh Việt Nam quá đẹp, quá hùng vĩ…Mới chỉ được truyền bá trong phạm vi nhỏ nhưng qua đây chúng ta đã thấy sự ảnh hưởng của điện ảnh lớn như thế nào.

Cảnh non nước hùng vĩ tại Ninh Bình được chọn để làm bối cảnh chính quay phim Thiên mệnh anh hùng.



Cuối cùng phim lịch sử cổ trang nếu có thể phát triển thì không những sẽ là kênh truyền bá lịch sử hữu hiệu, đưa lịch sử hào hùng của Việt Nam đến với bạn bè thế giới, xa hơn nữa là thu hút du lịch, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quan trọng nhất phim lịch sử, cổ trang nếu phát triển thì với lịch sử hào hùng hơn 4000 năm, đây chính là “thương hiệu” mang tên Việt Nam.

Nguyễn Hương

NỔI BẬT TRANG CHỦ