• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái

Thực hiện: Bảo Trung | 12/11/2023

(Tổ Quốc) - Cốm Tú Lệ là đặc sản của đồng bào Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nguyên liệu mà người dân Tú Lệ dùng làm cốm là giống gạo nếp Tan Lả, hạt to tròn, trắng trong. Hạt cốm Tú Lệ thơm, dẻo, mang một màu xanh đậm đặc trưng mà không thể lẫn với loại cốm nào khác.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 1.

Xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, Yên Bái, được bao bọc ở giữa ba ngọn núi Khau Phạ, Khau Tán và Khau Song, nơi đây nổi tiếng với giống nếp tan cho hạt gạo dẻo và thơm ngon.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 2.

Đây là thời điểm những bông lúa nếp trên vùng đất Tú Lệ đang trong thời kỳ uốn câu, đầu hạt vẫn còn sữa, vỏ hơi lam vàng và hạt gạo chưa chín hết.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 3.

Đồng bào Thái ở vùng đất Tú Lệ làm cốm theo cách truyền thống. Theo đó, lúa non làm cốm được thu hoạch từ sáng sớm, sau đó ngâm trong nước để loại bỏ hạt lép, rồi được tuốt bằng tay một cách kỳ công.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 4.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 5.

Hạt lúa non được đem rang ngay sau đó. Chảo rang cốm là loại chảo đúc bằng gang, khi rang để lửa nhỏ, đảo liên tục trong 30 phút sao cho nóng đều, đến khi hạt lúa nứt ra và dậy mùi thơm thì để nguội rồi đem giã.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 6.

Cốm Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời mà còn chứa đựng cả tình yêu, hồn đất mà con người nơi đây gửi gắm.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 7.

Nếp Tú Lệ có hạt to tròn, trắng trong, khi được đồ xôi có độ dẻo, thơm đặc biệt. Khi chế biến thành cốm lại có hương vị ngọt ngào, thanh mát.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 8.

Đến với Tú Lệ mùa này dọc theo tuyến đường Quốc lộ 32 nối thị xã Nghĩa Lộ với huyện Mù Cang Chải, khi đi qua xã Tú Lệ du khách có thể bắt gặp hình ảnh người dân đang miệt mài giã, sàng, sảy cốm.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 9.

Cốm Tú Lệ có màu xanh ngắt đặc trưng của lúa non. Công đoạn giã cốm được thực hiện đồng thời bởi hai người. Một người đạp chày, một người dùng đũa cả lớn đảo liên tiếp.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 10.

Dẻo thơm cốm Tú Lệ của người Thái - Ảnh 11.

Cốm được đóng gói, hút chân không bảo quản cẩn thận cho các chuyến đi xa. Trung bình mỗi ngày, các gia đình ở bản Nà Lóng làm được khoảng 20kg cốm với giá bán 100.000 đồng/kg. Đây đã trở thành một nguồn thu nhập chính trong vụ mùa, giúp cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện hơn.

NỔI BẬT TRANG CHỦ