• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đột phá nào cho chính sách ngoại giao của Mỹ sau bầu cử tháng 11?

Thế giới 23/10/2020 14:45

(Tổ Quốc) - Theo tờ National Interest, chính sách ngoại giao của Washington đã đến lúc phải thay đổi.

Chính sách ngoại giao của Mỹ trong hơn hai thập kỷ được xem là chưa mang lại thành công tổng thể cho quốc gia. Nếu không có các thay đổi đáng kể về cách thức tương tác với thế giới thì có thế Washington sẽ phải đối mặt với kết quả không mong muốn. Tuy nhiên, tin tốt lành là phải cần có thời gian để có thể tiến tới các chính sách tỉnh táo, hợp lý và thực tế hơn.

Đột phá nào cho chính sách ngoại giao của Mỹ sau bầu cử tháng 11? - Ảnh 1.

Tổng thống Trump. Ảnh: National Interest

Một số nhà quan sát khẳng định Mỹ có thể chịu các hậu quả nặng nề từ chính sách ngoại giao hiện tại được xem như một lời cảnh báo. Một số chuyên gia khác sẽ đồng ý việc Washington có thể làm tốt hơn trong một số lĩnh vực nhưng nguy cơ thất bại lại rất cao. Daniel L. Davis là tác giả của cuốn sách "The Eleventh Hour in 2020 America: how America's foreign policy got jacked up – and how the next Administration can fix" đã đưa ra các nhận định về chính sách ngoại giao của Mỹ và đặt câu hỏi về khả năng thay đổi của chính quyền Mỹ tiếp theo sau bầu cử.

Tác giả nhận định cho dù Tổng thống Donald Trump có khả năng tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai hay cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ có khả năng vào Nhà Trắng thì các thay đổi trong chính sách ngoại giao của Mỹ cũng cần phải tính đến.

Theo tờ National Interest, nước Mỹ cần một chính sách ngoại giao mới phù hợp với sự nhìn nhận thực tế và tỉnh táo đánh giá về thế giới hiện tại nhưng trên hết buộc phải sử dụng toàn bộ sức mạnh của Mỹ một cách thông minh và sáng tạo nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho đất nước. Tuy nhiên, nếu chính quyền tiếp theo của Mỹ vẫn tiếp tục hiện trạng với chính sách ngoại giao duy trì trong nhiều thập kỷ thì có thể khiến ngoại giao của Washintgon trở nên lỗi thời trên phạm vi quốc tế hoặc chúng ta sẽ sa vào cuộc chiến hoàn toàn không cần thiết hoặc vô nghĩa.

Tuy nhiên, điều lo ngại nhất là sự thay đổi ở chính sách ngoại giao có thể có được nhưng lại không đảm bảo tính cần thiết. Những gì thế giới mong muốn trong chính sách ngoại giao của Mỹ là nỗ lực cải cách để thay đổi bởi nếu thất bại, ắt hẳn sẽ phải đối mặt với sự trả giá đắt.

Theo tờ báo, những điều tồi tệ phải kể đến là các cuộc chiến tranh kéo dài triền miên đang diễn ra trên thế giới. Nếu tiếp tục như vậy, chúng ta sẽ rơi vào cuộc chiến thực sự làm suy giảm nghiêm trọng khả năng phòng thủ đất nước và giảm đi nỗ lực phát triển đất nước hưng thịnh.

Và điều may mắn là mọi thứ chưa diễn ra quá tệ. Vẫn còn thời gian. Mỹ không hề muốn xảy ra các cuộc chiến tranh với Trung Quốc, Nga, Triều Tiên hay Iran. Đơn giản Washington đang chứng minh sức mạnh quân sự mạnh mẽ và khả năng vô song thể hiện sức mạnh toàn cầu. Đồng đôla vẫn là đồng tiền thống trị toàn cầu và Mỹ vẫn được xem là quốc gia có nền kinh tế mạnh trên hành tinh.

Từ vị thế sức mạnh và quyền lực, Mỹ có thể thay đổi đường lối chính sách ngoại giao và từng bước khắc phục hậu quả tiêu cực, theo thời gian xây dựng nền tảng vững chắc hơn vì sự thịnh vượng và an ninh quốc gia.

Tác giả Daniel L. Davis đã có các nhận định về chính sách ngoại giao của Mỹ đang gây bất lợi cho đất nước và cách thức nào để có thể mang lại thành công trong tương lai.

Nhìn lại, kể từ ngày 11/9/2001, chính sách ngoại giao của Mỹ đã phát triển thay đổi bộ mặt ngoại giao của Mỹ đối với thế giới, trong đó bao gồm hàng loạt các cuộc chiến kéo dài mà chưa thể kết thúc, các biện pháp trừng phạt đối với các cường quốc hạt nhân lớn từ các cuộc biểu tình quân sự đến sử dụng thường xuyên hơn các biện pháp trừng phạt kinh tế, tác giả Davis cho biết.

Người Mỹ lo ngại về chủ nghĩa khủng bố vô danh trong thời điểm đó và chính phủ đã phải có chính sách an ninh và ổn định.

Kể từ khi cựu Tổng thống Bush từ chối rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2002 thì các chính quyền tiếp theo của Mỹ đã thử sức nhiều chiến lược khác nhau, thay đổi số lượng quân binh nhưng chưa từng đạt được chiến thắng hay tuyên bố chấm dứt xung đột. Mỹ được cho là tiếp tục sa lầy vào cuộc chiến mãi mãi không có mục tiêu xác định và không có tuyên bố chiến thắng.

Sau chính quyền cựu Tổng thống Bush, cựu Tổng thống Obama đã tiếp tục cuộc chiến của Mỹ hay hoạt động hỗ trợ quân lính tác chiến ở Syria, Yemen và Libya, đồng thời vẫn tiếp tục dai dẳng đưa quân đến Syria, nội chiến Yemen mà không hề có giải pháp cuối cùng. Trong 9 năm can thiệp, Libya vẫn là vết thương của một cuộc nội chiến.

Dưới chính quyền Tổng thống Trump, Mỹ đã không bắt đầu cuộc chiến mới nào và cũng chỉ định có giảm lượng quân chiến đấu ở nước ngoài mà chưa phải là rút hết quân.

Theo tờ báo, bầu cử tháng 11 sắp diễn ra. Cho dù là Tổng thống Trump tái đắc cử hay cựu phó Tổng thống Biden giành chiến thắng trong nhiệm kỳ đầu tiên thì dù ai vào Nhà Trắng thì đều có cơ hội làm cho nước Mỹ mạnh hơn và thịnh vượng hơn. Tổng thống tiếp theo có thể làm được điều đó thông qua chính sách ngoại giao toàn diện và tỉnh táo. Thừa nhận mọi thứ trên thế giới vẫn chưa thể theo trật tự nhưng Washington có thể sử dụng tư duy tìm kiếm điều tốt nhất cho quốc gia.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ