• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đột phá tên lửa tàu ngầm: Triều Tiên ra tín hiệu hạt nhân?

Thế giới 28/12/2017 22:20

(Tổ Quốc) - Bình Nhưỡng có thể sẽ xây dựng tàu ngầm tên lửa đạn đạo hoạt động đầu tiên.

Năm nay Triều Tiên tuyên bố họ đã thử nghiệm quả bom hydro đầu tiên và một tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn tiếp cận toàn bộ lục địa Hoa Kỳ. Tiếp theo có thể Bình Nhưỡng sẽ xây dựng tàu ngầm tên lửa đạn đạo hoạt động đầu tiên.

Sự di chuyển của các bộ phận và thiết bị tại một nhà máy đóng tàu chính của Triều Tiên cho thấy các công nhân đang lắp ráp một tên lửa tàu ngầm mới trong một "kế hoạch tăng tốc", theo trang 38 Bắc – một đơn vị phân tích của Trường Johns Hopkins. Những manh mối từ hình ảnh giám sát cho thấy các phần thân tàu lớn gần các khu vực xây dựng và một thiết bị thử nghiệm có thể được sử dụng cho các vụ phóng tên lửa.

Sự đa dạng về vũ khí tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên đang mở rộng với tốc độ nhanh chóng. (Nguồn: KCNA)

Thậm chí nếu được trang bị vũ khí hạt nhân thành công, thì một tên lửa tàu ngầm tự bản thân nó có thể không đáng lo ngại, theo quan điểm của Hoa Kỳ. Tên lửa tàu ngầm này sẽ chỉ tăng sự phức tạp cho kế hoạch phòng thủ thay vì tạo nên một mối đe dọa chiến lược hoàn toàn mới. Tàu ngầm gần như chắc chắn sẽ gây ra tiếng ồn và có thể bị phát hiện khi đi ra khỏi bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, ý nghĩa chiến lược đằng sau nó có lẽ mới là vấn đề. Sự đa dạng về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang mở rộng với tốc độ nhanh chóng – điều đã làm các chuyên gia Mỹ ngạc nhiên. Bình Nhưỡng có thể đang tiến nhanh tới năng lực ngăn chặn hạt nhân toàn diện - một kế hoạch đa nội dung nhằm bảo vệ nước này chống lại các cuộc tấn công thông thường cũng như hạt nhân.

Vipin Narang, một chuyên gia về phổ biến vũ khí hạt nhân và là giáo sư khoa học chính trị thuộc Học viện Massachusetts đã nói: "Tôi nghĩ chúng ta phải dựa trên quan điểm chính sách rằng họ (Triều Tiên) có thể làm được - chắc chắn là tôi sẽ không mạo hiểm ở New York hay DC".

Một năm xoay trục

Vẫn còn nghi ngờ về những khoảng trống lớn trong năng lực quân sự hiện tại của Bình Nhưỡng, chẳng hạn như liệu đầu đạn hạt nhân của họ có thể chịu được sức ép của việc trở lại bầu khí quyển của Trái đất trong một cuộc tấn công tầm xa hay không. Tuy nhiên, năm 2017 là năm khả năng hạt nhân của Triều Tiên nổi lên như một vấn đề mang tính chiến lược thực sự đối với Hoa Kỳ và các đồng minh.

Đột phá này đến vào ngày 3/9, khi Bình Nhưỡng thử nghiệm một thiết bị hạt nhân có năng suất ước tính ít nhất 140 kiloton. Các cuộc thử nghiệm trước đây đã không vượt qua được khoảng 20 kiloton. Nhiều chuyên gia Hoa Kỳ tin rằng một vụ nổ lớn như trên cho thấy Triều Tiên thực sự đã có được chuyên môn để xây dựng một quả bom hydro.

Sau đó vào ngày 28/ 11, thử nghiệm của Triều Tiên đã đưa ra một tên lửa ICBM mới, tên lửa Hwasong-15. Nếu bắn vào một quỹ đạo thấp hơn, theo tính toán của Mỹ thì loại tên lửa này có thể tiếp cận các thành phố lớn của lục địa Hoa Kỳ, kể cả những khu vực ở Bờ biển phía Đông.

Tổng thể, Triều Tiên đã có khoảng 20 đợt thử tên lửa đạn đạo vào năm 2017, ít hơn 24 vụ năm 2016. Nhưng những bước phát triển là Bình Nhưỡng đã thể hiện được năng lực của một số loại tên lửa tầm ngắn và tầm xa mới, cùng với ICBM Hwasong-15. Bình Nhưỡng dường như đang bước lên bậc thang về công nghệ, vượt xa các tên lửa dựa trên công nghệ Scud cũ của Liên Xô để tăng cường thiết kế tiên tiến hơn và đáng tin cậy hơn.

Xưởng đóng tàu mới

Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, hoặc SLBM. Theo một báo cáo lên Quốc hội Mỹ về khả năng hạt nhân của Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã có một tàu ngầm điện diesel lớp Sinpo thực nghiệm "có thể" có thể phóng tên lửa đạn đạo. Báo cáo trên cũng cho biết tàu ngầm này có thể được sử dụng để thử nghiệm một SLBM mới của Triều Tiên - một loại tên lửa nhiên liệu rắn hai giai đoạn được đặt tên là KN-11.

Hiện các kỹ sư Triều Tiên hiện đang phát triển một phiên bản hiệu quả hơn của hệ thống này. Vào cuối tháng 11, Bắc Kinh thông báo rằng hình ảnh vệ tinh thương mại đã cho thấy hoạt động mới tại Nhà máy đóng tàu Đông Sinpo - chuyên về xây dựng tàu ngầm.

Vào năm 2018, thế giới có thể sẽ thấy những vụ thử của Triều Tiên liên quan đến sự phát triển của SLBM, Melissa Hanham, một chuyên gia của Chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury ở Monterey cho biết.

Triều Tiên cũng đang đưa vào sử dụng một thiết bị phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm thứ hai ở một xưởng đóng tàu khác, Hanham lưu ý.

Lí do để Triều Tiên phát triển SLBM có thể là do loại vũ khí này mang tới nhiều lựa chọn cho nước này. Trong một cuộc đối đầu, vũ khí này sẽ thêm một sức nặng nữa cho Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ để theo dõi, mặc dù có vẻ như lực lượng sẽ không đi quá xa bờ biển bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, có thể sẽ có nguy hiểm nếu một số tên lửa đạn đạo xuyên địa của Triều Tiên có thể trốn thoát và xuyên qua hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Hàn Quốc và Nhật Bản. về lý thuyết thì một tàu ngầm đại dương có thể phóng THAAD từ phía sau

Đây cũng là một phương tiện để Triều Tiên cải tiến công nghệ nhiên liệu rắn. Nước  này đã phát triển một phiên bản trên đất liền của KN-11 nhiên liệu rắn, gắn trên những thiết bị di động như một chiếc xe tăng. Tên lửa nhiên liệu rắn không cần chu kỳ nạp nhiên liệu dài trước khi phóng và không cần nhiều xe hỗ trợ - điều khiến loại vũ khí này khó phát hiện. "Đó mới  là điều đáng lo ngại hơn," Hanham nói.

Chiến lược ngăn chặn hai mũi

Triều Tiên không chỉ phát triển vũ khí hạt nhân cá nhân để ra tín hiệu với Mỹ và việc họ đang phát triển một kho vũ khí hạt nhân cũng hướng tới thực hiện một chiến lược phù hợp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Nền tảng vấn đề là: vũ khí hạt nhân của Triều Tiên cũng nhằm bảo vệ chính quyền hiện tại của đất nước. Điều đó có nghĩa là họ có thể ngăn chặn cả một cuộc xâm lược thông thường và bất kỳ sự tấn công hạt nhân chiến lược nào.

Theo ý kiến của Tiến sĩ Narang từ MIT, ý tưởng cơ bản là sử dụng một bộ vũ khí hạt nhân để ngăn ngừa chiến tranh thông thường, trong khi vẫn duy trì các vũ khí tầm xa và mạnh hơn để ngăn chặn sự tiêu diệt bằng hạt nhân bởi các lực lượng Hoa Kỳ. Đây là một học thuyết về "leo thang bất đối xứng", được các nước có lực lượng được quy ước là tương đối yếu thực hiện khi đối mặt với những kẻ thù mạnh mẽ hơn.

Với các cuộc thử tên lửa tầm ngắn và tầm trung, Triều Tiên đã cho thấy họ có khả năng tấn công căn cứ quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Guam. Trong trường hợp các đồng minh này tấn công lãnh thổ Triều Tiên, Bình Nhưỡng có thể phóng vũ khí hạt nhân tới các cơ sở của Hoa Kỳ trong khu vực để cố gắng ngăn chặn leo thang chiến tranh. Lãnh đạo Bình Nhưỡng sẽ dựa vào việc Washington lo ngại về ICBM tầm xa và bom H của nước này để không phóng vũ khí hạt nhân phản ứng lại các cuộc tấn công khu vực.

Tất nhiên, cái giá về mặt con người trong bất kỳ cuộc xung đột như vậy sẽ là rất lớn. Các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Á nằm ở các khu vực đông dân; hàng trăm ngàn thường dân có thể sẽ thiệt mạng nếu Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo.

Vào ngày 22/12, các phương tiện truyền thông nhà nước Triều Tiên nói rằng ông Kim Jong Un trong một bài phát biểu tại nước này đã tuyên bố nước này là một cường quốc hạt nhân.

Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA, “không ai có thể phủ nhận thực thể [Triều Tiên] đang nhanh chóng trở thành một quốc gia chiến lược có khả năng tạo ra một mối đe dọa hạt nhân đáng kể đối với Mỹ“.

(Theo CSM)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ