• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đưa Lễ hội Bàn Vương vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

05/10/2017 16:00

(Cinet) – Mới đây, tại Hội thảo “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Dao trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước” được tổ chức tại Tuyên Quang, Ban tổ chức Hội thảo đã thống nhất đề xuất Chính phủ; Bộ VHTTDL cho phép làm hồ sơ đưa Lễ hội Bàn Vương vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

(Cinet) – Mới đây, tại Hội thảo “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Dao trong bối cảnh hội nhập và phát triển đất nước” được tổ chức tại Tuyên Quang, Ban tổ chức Hội thảo đã thống nhất đề xuất Chính phủ; Bộ VHTTDL cho phép làm hồ sơ đưa Lễ hội Bàn Vương vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
 


Người Dao ở Việt Nam có nhiều ngành Dao khác nhau. Các ngành Dao này thể hiện sự khác biệt rõ nhất ở trang phục và tiếng nói. Bên cạnh đó, tín ngưỡng, các loại hình văn hoá dân gian, kiến trúc nhà ở… giữa các ngành Dao cũng có những nét tương đối khác biệt. Tuy nhiên, trong tất cả các ngành Dao lại có một điểm chung trong tín ngưỡng, đó là tục thờ cúng Bàn Vương.



Theo quan niệm của cộng đồng dân tộc Dao thì Bàn Vương là vị sư tổ, vị anh hùng của dân tộc Dao từ thủa khai thiên lập địa. Ngày nay người Dao dù ở bất cứ quốc gia nào đều thờ cúng tổ tiên trước hết là sư tổ Bàn Vương, việc cúng tế Bàn Vương chủ yếu diễn ra trong các lễ cúng Trả Nguyện của người Dao tại các hộ gia đình, trong dịp này thường có nhiều anh em, bạn bè đến tham gia.



Đây là một trong những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của cộng đồng người Dao nói chung bởi đó là dịp để mọi người tưởng nhớ về tổ tiên cội nguồn là Bàn Vương - vị anh hùng dân tộc đã giúp cho người Dao sống bình an, thịnh vượng, đoàn kết với cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển, đồng thời lễ hội Bàn Vương còn có ý nghĩa giáo dục nhân dân sống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như ý thức vươn lên khắc phục khó khăn để làm chủ cuộc sống.



Với quan niệm và cách thức tổ chức nghi lễ như trên, có thể nói rằng, lễ cúng Bàn Vương là nghi lễ mang đậm tính nhân văn. Nó hướng con người luôn nhớ đến nguồn cội và con người luôn được trấn an tinh thần bởi bên cạnh mình đã có tổ tiên là Bàn Vương linh thiêng đầy sức mạnh bảo trợ. Đồng thời, nghi lễ này còn là sợi dây liên kết cộng đồng trong mối quan hệ dòng họ, làng bản tạo nên sức mạnh để bảo vệ và xây dựng cuộc sống.



Lan Anh
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ