• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Giá dầu có thể lên 120 USD nếu khủng hoảng Qatar- GCC kéo dài

Kinh tế 13/07/2017 13:14

(Tổ Quốc) - Mỹ dìm giá dầu ở mức 40 USD/thùng; nhưng nếu vùng Vịnh khủng hoảng, giá dầu có thể tăng 120 USD/thùng.

Khi Thái tử Mohammed bin Salman của A-rập Xê-út tiếp tục củng cố quyền lực, trọng tâm của ông sẽ đặt cố định vào việc chuẩn bị cho việc phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) của công ty dầu khí Saudi Aramco vào năm 2018. Một phần của kế hoạch này kéo theo việc duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng giữa các nước sản xuất dầu lửa lớn nhằm giữ giá dầu ở mức ổn định trong bối cảnh sản lượng dầu lửa của Mỹ, Libya, Nigeria và Kazakhstan ngày càng tăng. Việc tuân thủ thỏa thuận sẽ kéo dài suốt quý III, nhưng giảm dần về cuối năm do các bên tham gia bắt đầu thực hiện chiến lược rút khỏi thỏa thuận.

Trong khi đó, các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn sẽ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận mở rộng cắt giảm sản lượng cho đến 31/3/2018. Điều này làm cho tình hình hiện đã được cải thiện hơn so với thời gian trước, và tăng trưởng kinh tế đang trở nên vững ổn hơn.

Tình hình xuất khẩu dầu mỏ hiện đã được cải thiện hơn so với thời gian trước.

Nhưng điều đó không có nghĩa là giá dầu sẽ tăng trong tương lai. Trên thực tế, giá dầu đã giảm từ khi thỏa thuận được thực hiện hồi tháng 1/2017. Sản lượng dầu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng nhanh, và đến cuối quý III, Mỹ sẽ tăng sản lượng thêm 200.000 đến 300.000 thùng/ngày, đưa tổng sản lượng của Mỹ lên gần 9,5 triệu thùng/ngày. Áp lực đang giảm mà lượng cung bổ sung sẽ áp lên giá dầu, sẽ tăng lên sản lượng tăng mạnh ở Libya và Nigeria - sản lượng của hai nước này cộng lại gần bằng sản lượng của Mỹ. Gần đây, việc Mỹ tăng sản lượng đã giới hạn giá dầu thô ngọt nhẹ ở mức 45-55 USD/thùng trong năm nay – mức trần này khó có thể thay đổi trong những tháng tới.

Mặc dù có lẽ việc Mỹ tăng sản lượng đi ngược lại kế hoạch của các nước khác nhằm khôi phục giá dầu, nhưng thỏa thuận cắt giảm sản lượng vẫn được duy trì trong quý III.

 Sản lượng dầu đá phiến Mỹ duy trì mức cao 2017 là một yếu tổ kìm hãm giá dầu thế giới phục hồi.

Cuộc tranh chấp giữa Qatar và GCC cũng không làm cho thỏa thuận đổ vỡ. Sản lượng của Qatar chỉ ở mức 30.000 thùng/ngày nên đóng góp của Qatar vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng là không đáng kể, và Doha đã cam kết sẽ thực hiện bổn phận của mình như đã thỏa thuận. Hệ quả là việc nghiêm chỉnh thực hiện thỏa thuận có thể sẽ được duy trì ổn định trong quý III này do OPEC (đứng đầu bởi các nước xuất khẩu dầu mỏ ở vùng Vịnh) chiếm gần như 100% lượng cắt giảm và lượng cắt giảm của các nước không thuộc OPEC rất mờ nhạt. Tuy nhiên, sau quý III, chưa rõ các nước xuất khẩu dầu sẽ duy trì cắt giảm đến bao giờ. Có thể các nước này sẽ đạt được mục tiêu giảm lượng dầu tồn kho toàn cầu xuống định mức 5 năm vào thời điểm thỏa thuận hiện tại hết hiệu lực, ngay cả khi Mỹ tăng sản lượng. Nhưng các nước này càng đến gần mục tiêu thì càng phải chịu áp lực tài chính đáng kể, ví dụ Venezuela và Iraq, sẽ thay đổi cách làm hoặc gian lận.

Tuy nhiên, theo một dự báo của chuyên gia phân tích dầu mỏ, Nick Cunninghan, ngày 10/7/2017, những tranh chấp địa-chính trị giữa Qatar và các thành viên Hội đồng hợp tác vùng Vịnh có thể phát triển thành một cuộc khủng hoảng. Trong trường hợp đó giá dầu có thể tăng lên 120 USD/thùng, mặc dù Qatar chỉ là một nhà sản xuất nhỏ.

Dầu  đá phiến Mỹ tạo nên nỗi ám ảnh giá dầu hạ

Dầu đá phiến Mỹ có thể là lực lượng chủ chốt kiềm giữ giá dầu thấp trong một phạm vi với mức trên 40 USD/thùng.

Ngành công nghiệp dầu đá phiến của Mỹ có thể gây tổn thương cho việc phục hồi iá dầu. Sản lượng của dầu đá phiến tăng trở lại 7000.000 thùng/ngày sau khi rớt xuống đáy vào tháng 9 năm 2016. Theo ước tính của Cơ quan năng lượng quốc tế (EIA), mức tăng đạt 9,33 triệu thùng/ngày vào tháng 6 vừa rồi. EIA cho biết sản lượng dầu đá phiến của Mỹ có thể đạt 920.000 thùng/ngày vào cuối năm 2017.

Nếu điều này xẩy ra, nó có thể ngăn chặn giá dầu phục hồi. Rất nhiều công ty dầu đá phiến đang ở trung đoạn của hoạt động khai thác của họ. Điều này có nghĩa là đà tăng sản lượng sẽ chững lại. Nhưng các công ty có thể ngừng mở rộng sản xuất nếu giá tiếp tục hạ.

Số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ tiếp tục tăng trong nửa đầu năm 2017.

Nhiều nhà sản xuất dầu mỏ Mỹ đã tận dụng rất tốt thời điểm giá dầu tăng hồi tháng 12 năm ngoái, sau khi OPEC đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng để chạy đua chiếm lĩnh thị phần. Tập đoàn khai thác dầu đá phiến Occidental Petroleum tuyên bố họ có thể tăng sản lượng thêm 5 - 8% khi giá dầu ở ngưỡng 50 USD/thùng và giữ sản lượng ổn định khi giá dầu duy trì quanh ngưỡng 40 USD/thùng.

Trong bối cảnh này, nhiều nhà phân tích cho rằng, sự vận động tiếp theo trên toàn thị trường sẽ phụ thuộc một phần vào các quyết định sắp tới của OPEC, dẫn đầu là Ả Rập Xê út. Tổ chức này và các đồng minh mới đây đã quyết định gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới năm 2018 và thậm chí có thể cắt giảm thêm nữa nếu tình hình giá dầu chưa được cải thiện.

Nếu Ả Rập Xê út và các thành viên khác muốn đẩy giá “vàng đen” lên bằng cách hạn chế nguồn cung, họ sẽ đối mặt với rủi ro khác khi tạo cho chính các đối thủ dầu đá phiến một cơ hội mới để tồn tại. Liệu OPEC có thể tìm được đáp án cho bài toán hóc búa này?

Nga ứng phó với giá dầu hạ

Từ hồi tháng 3/2017, các nhà hoạch định chính sách ở Moscow đã dự báo giá dầu sẽ rớt xuống mức 40 USD/thùng vào thời điểm cuối năm 2017 và rồi dao động gần mức đó trong giai đoạn năm 2018-2019.

Bộ Tài chính Nga cũng nhấn mạnh đến mức 40 USD/thùng trong tháng 1/2017. Lúc đó, cơ quan này đã tuyên bố rằng Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) sẽ bắt đầu mua ngoại hối trên danh nghĩa của Bộ Tài chính nếu giá dầu vượt mức 40 USD/thùng. Quyết định trên là nhằm bảo vệ tỷ giá khỏi bị tác động bởi sự biến động của giá dầu.

Bên cạnh đó, quốc gia này còn sử dụng mức 40 USD/thùng để tính toán ngân sách cho giai đoạn năm 2017-2019.

Ngoài ra, các nước xuất khẩu lớn như Nga đang lập chiến lược rút khỏi thỏa thuận một cách có trật tự cho riêng mình sau quý III./.

 

Lưu Việt

NỔI BẬT TRANG CHỦ