• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Giấc mơ tham vọng đế vương mạng xã hội của Facebook "lung lay" vì kiện cáo bủa vây

Thế giới 10/12/2020 17:04

(Tổ Quốc) - Theo Bloomberg, FTC đã chính thức đệ đơn kiện chống độc quyền với tập đoàn này bằng một cáo buộc Facebook lạm dụng quyền độc quyền trong mạng xã hội nhằm kìm hãm sự cạnh tranh với các đối thủ.

Ủy ban thương mại liên bang Mỹ (FTC) - cơ quan quản lý chống độc quyền của Mỹ đã khởi động vụ kiện riêng đối với Facebook, cáo buộc gã khổng lồ công nghệ đã tìm cách loại bỏ khả năng cạnh tranh bằng việc nhanh chóng mua lại hai ứng dụng WhatsApp và Instagram.

Giấc mơ tham vọng đế vương mạng xã hội của Facebook "lung lay" vì kiện cáo bủa vây - Ảnh 1.

Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg

Trong đơn kiện, FTC và liên minh các bang của Mỹ đã nhắc đến việc Facebook mua lại ứng dụng chia sẻ ảnh là Instagram với giá 715 triệu đôla Mỹ vào năm 2012 và dịch vụ tin nhắn Whatsapp với thỏa thuận 22 tỷ đôla Mỹ vào năm 2014.

"Các giao dịch như trên được hiểu là đang đè bẹp các đối thủ cạnh tranh và duy trì khả năng thống trị của gã khổng lồ công nghệ", FTC nêu rõ.

Động thái này đang gây ra mối đe dọa hiện hữu cho đế chế mạng xã hội Facebook của Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg. Theo tờ báo, trong khi quá nhiều tăng trưởng doanh thu của công ty đạt được từ Instagram thì WhatsApp lại là mắt xích quan trọng của Facebook trong thương mại số. Nếu Facebook mất đi hai nền tảng này sẽ là mối đe dọa loại bỏ các giá trị lâu dài của gã khổng lồ công nghệ này.

Diễn biến này gây ra hoang mang cho các nhà đầu tư bởi vì bất kỳ sự rạn nứt nào cũng là điều đáng sợ cho các nhà đầu tư, ông Dan Ives – một nhà phân tích của Wedbush Securities cho biết. Thêm vào đó, ông Ives cho rằng cơ hội chia tay thực sự "mong manh" nếu không có sự thay đổi về luật pháp từ Quốc hội. "Diễn biến đang gây ồn ào nhưng sẽ không thay đổi trong thời gian tới". Tuy nhiên, các tín hiệu đang cho thấy động thái của FTC có thể ảnh hưởng đến cổ phiếu Facebook.

Theo Bloomberg, Facebook đã mua lại các nền tảng của đối thủ bởi vì muốn độc quyền quyết định các ứng dụng tiếp theo. Việc mua lại cả Instagram và WhatsApp đang mang lại thành công ban đầu cho ông chủ Zuckerberg. Gã khổng lồ từng khẳng định chính các khoản đầu tư như vậy đã mang đến vị thế của Instagram và WhatsApp ngày nay.

"Việc mua lại Instagram và WhatsApp của chúng tôi cho thấy tín hiệu cải thiện đáng kể khi các ứng dụng này đang được nhiều người sử dụng hơn", Zuckerberg nhấn mạnh. "Chúng tôi đã cạnh tranh hết mình và công bằng. Tôi tự hào vì điều đó", Zuckerberg viết.

Thương mại điện tử

Facebook đang chạy đua khoanh vùng quá nhiều đất dành cho quảng cáo khiến người dùng có ít trải nghiệm. Vì vậy, ứng dụng mạng xã hội này đạt được nhiều tiềm năng doanh thu mua sắm. Trong năm nay, Facebook tập trung xây dựng các hoạt động mua sắm trực tuyến thông qua hình ảnh và video trên Instagram đồng thời tập trung vào các doanh nghiệp khắp thế giới sử dụng WhatsApp trong giao tiếp với khách hàng. Gã khổng lồ đã thể hiện nỗ lực tạo ra khát vọng thương mại bằng cách yêu cầu các doanh nghiệp phải có trang mạng của Facebook để chạy quảng cáo Instagram. Các tiện ích của WhatApps và Instagram đã nâng tầm ảnh hưởng của Facebook và giúp gã khổng lồ thương mại điện tử này có nhiều cơ hội tiếp cận người dùng.

Tuy nhiên, số lượng người dùng Facebook đã bắt đầu chững lại ở một số thị trường có giá nhất và công ty cũng đã có cảnh báo trong nhiều năm cho rằng không gian quảng cáo chính của trên News Feed (trang chính) đang đạt đến mức bão hòa. Điều đó có nghĩa sự tăng trưởng doanh thu gần đây của công ty chủ yếu hưởng lợi ích từ Instagram. Theo báo cáo của Bloomberg, ứng dụng chia sẻ hình ảnh và video đã tạo ra khoảng 20 tỷ đôla doanh thu trong năm 2019, tương đương với khoảng 29% tổng doanh số bán quảng cáo của Facebook năm ngoái.

Trong khi đó WhatsApp hầu như không mang đến lợi nhuận cho Facebook nhưng dự kiến các thay đổi sẽ sớm diễn ra khi Facebook đang đặt cược lớn vào các công cụ thanh toán, thương mại và dịch vụ khách hàng cho khoảng 2 tỷ người dùng bằng ứng dụng nhắn tin này. Bất kỳ doanh thu nào mà WhatsApp mang lại sẽ thúc đẩy khả năng phát triển của Facebook nhiều hơn nữa.

Thị trường quốc tế

Cả WhatsApp và Instagram đều là mấu chốt trong chiến lược quốc tế của Facebook, giúp công ty có chỗ đứng vững tại các thị trường đang phát triển nhanh như Ấn Độ hay Brazil. Ở một số quốc gia, WhatsApp và Instagram có số lượng người dùng nhiều hơn so với công ty mẹ là Facebook. Ấn Độ là một ví dụ. Có hơn 100 triệu người dùng WhatsApp ở quốc gia này và con số được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với Facebook, Các nhà nghiên cứu thị trường tại Emarketer cho biết.

Gã khổng lồ mạng xã hội xem Ấn Độ là thị trường tiềm năng tiếp theo và công ty này cũng bày tỏ lo lắng các nhà cạnh tranh Trung Quốc có thể với tay đến mảnh đất màu mở này trước Mỹ. Trong khi đó, Nhật Bản có hơn 70% người dùng Instagram so với nền tảng chính là Facebook.

Trong khi Facebook vẫn là mạng xã hội lớn nhất trên thế giới thì Instagram và WhatsApp lại có một dấu ấn lớn đối với một số thị trường quốc tế. Vì vậy, việc mất đi các ứng dụng này sẽ làm giảm đáng kể số lượng người dùng Facebook cũng như ảnh hưởng đến doanh thu của công ty mẹ.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ