• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động: Sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội

15/03/2018 08:00

(Cinet) - Mùa xuân là mùa của lễ hội. Ngay trong những ngày đầu xuân mới, tại Hà Nội rất nhiều lễ hội đã diễn ra như: Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội Hai Bà Trưng, Lễ hội Đền Gióng, Lễ hội Chùa Hương… Trong đó có nhiều lễ hội là “điểm nóng” trong những năm trước đây. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VHTT Hà Nội về vấn đề này.

(Cinet) - Mùa xuân là mùa của lễ hội. Ngay trong những ngày đầu xuân mới, tại Hà Nội rất nhiều lễ hội đã diễn ra như: Lễ hội Gò Đống Đa, Lễ hội Hai Bà Trưng, Lễ hội Đền Gióng, Lễ hội Chùa Hương… Trong đó có nhiều lễ hội là “điểm nóng” trong những năm trước đây. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở VHTT Hà Nội về vấn đề này.

Ông Tô Văn Động - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội. Nguồn: phunuonline.com

-Thưa ông, quản lý lễ hội đầu xuân luôn là vấn đề được Sở VHTT Hà Nội, cũng như Bộ VHTTDL đặt lên hàng đầu. Xin ông cho biết, mùa lễ hội 2018, công tác quản lý lễ hội trên địa bàn thành phố diễn ra như thế nào?



+Hà Nội có 1.206 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội lớn diễn ra dài có số lượng du khách đông (như lễ hội Chùa Hương, hội Gióng đền Sóc, hội đền Cổ Loa, hội Hai Bà Trưng). Trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Thành phố và Sở đã ban hành 7 văn bản chỉ đạo gắn với thực hiện qui tắc ứng xử nơi công cộng, đã tổ chức 2 hội nghị triển khai đến các đơn vị, các Quận, huyện, thị xã. Bên cạnh đó Thành phố chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền với các hành thức phù hợp.



Các Quận, huyện, thị xã, địa phương đều xây dựng Kế hoạch thực hiện, thành lập, kiện toàn Ban tổ chức lễ hội, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, có đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Thành phố, các sở, ngành, các quận, huyên, thị xã  đều thành lập đoàn kiểm tra, xây dựng Kế hoạch kiểm tra. (Đã kiểm tra được 10 lễ hội diễn ra trên địa bàn thành phố, trong đó có những lễ hội lớn như Chùa Hương, Đền Sóc, Cổ Loa, Đền Và, Hai Bà Trưng, Phủ Tây Hồ, Chùa Hà, Lễ Hội Hoa Hồng Bungaria…)



- Tại lễ hội đền Sóc một trong những điểm nóng của lễ hội trong những năm qua, năm nay đã có nhiều tiến bộ khi tình trạng tranh cướp lộc không còn xảy ra. Nhiều lễ hội trên địa bàn đã được tổ chức an toàn, văn minh hơn. Xin ông cho biết, để tiếp tục giữ vững an ninh, an toàn, trật tự, văn minh tại các lễ hội Sở VHTT thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo như thế nào, đặc biệt khi Hà Nội có tới hơn 1000 lễ hội trong năm?

Lễ hội đền Sóc 2018 diễn ra an toàn, trật tự. Ảnh: Nam Nguyễn

+ Công tác tổ chức và quản lý lễ hội đầu năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội đã diễn ra khá tốt, công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… được đảm bảo, không có các hình ảnh phản cảm diễn ra tại lễ hội như: tranh cướp lộc, trộm cắp, ăn xin, bói toán, cờ bạc, đổi tiền mệnh giá nhỏ…Đặc biệt qua công tác kiểm tra, nắm tình hình tại một số lễ hội lớn như Chùa Hương, Phủ Tây Hồ, theo Ban tổ chức báo cáo đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào thông báo với BTC về việc mất cắp, mất trộm, việc đốt đồ mã tại lễ hội giảm rõ rệt, nhiều lễ hội, BTC đã cấm việc đốt đồ mã tại lễ hội như: Phủ Tây Hồ, Chùa Hương và khuyến cáo người dân hạn chế đốt tiền vàng tại lễ hội.



Để duy trì những kết quả trên, thời gian tới Sở VHTT Hà Nội sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội. Duy trì hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành, bên cạnh 02 đoàn kiểm tra của Sở, liên tục phối hợp với các địa phương, thực hiện kiểm tra, xử lý kịp thời những vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức và quản lý lễ hội; Các lễ hội lớn, Sở sẽ thành lập Tổ công tác làm việc với địa phương, BTC lễ hội trước khi tổ chức lễ hội, chấn chỉnh, có biện pháp xử lý các vi phạm trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Giải quyết dứt điểm những tồn tại trong quản lý và tổ chức lễ hội xuân không để xảy ra các hành vi chen lấn, tranh cướp lộc, cờ bạc trá hình, ăn mày, ăn xin, dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng chênh lệch, các đồ chơi có tính bạo lực…diễn ra trong lễ hội.



Tham mưu đề xuất UBND Thành phố có văn bản quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công tham gia lễ hội; Sở Văn hóa & Thể thao tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý và tổ chức lễ hội; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội.

Lễ hội chùa Hương 2018. Nguồn: hanoimoi.com.vn

- Thưa ông, bên cạnh những chuyển biến tích cực tại mùa lễ hội năm nay, tại nhiều lễ hội, di tích, tình trạng đổi tiền lẻ, rải tiền lẻ, đặt tiền lễ,  ăn xin, chen chúc… vẫn diễn ra. Để giải quyết vấn đề này, theo ông cần có biện pháp gì?



+ Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tổ chức và quản lý tại một số lễ hội còn tồn tại những hạn chế như: vệ sinh môi trường, đổi tiền lẻ ăn chênh lệch, đặt tiền lễ không đúng nơi quy định…Để khắc phục vấn đề này, Sở VHTT Hà Nội sẽ chủ động, kịp thời tham mưu cho Thành ủy, UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý và tổ chức lễ hội phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo việc tổ chức lễ hội tiết kiệm, văn minh, trang trọng. Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Đề nghị các địa phương có phương án bố trí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thu gom rác thải hợp lý, kịp thời. Thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội.



Chỉ đạo công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.



Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác./.



Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ của ông./.



Thực hiện phỏng vấn Gia Linh

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ