• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Giữa rừng "sơn trân hải vị", đâu là biểu tượng ẩm thực của Hội An?

Du lịch 25/09/2019 10:19

(Tổ Quốc) - CNN gần đây có một bài viết về Hội An, một di sản được UNESCO công nhận năm 1999 và cũng được coi là thủ đô ẩm thực của Việt Nam.

Được nhiều người coi là thủ đô ẩm thực của Việt Nam, Hội An mang tới một thực đơn các món ăn vô cùng đa dạng để thỏa mãn mọi cơn thèm của thực khách.

"Hội An là một thành phố độc đáo và thức ăn ở đây cũng độc đáo", Trinh Diem Vy, một đầu bếp nổi tiếng, tác giả các cuốn sách về ẩm thực và là chủ sở hữu của 9 nhà hàng ở Hội An nói.

"Có một chút hương vị châu Âu và một chút của châu Á nên mọi người đều có thể tìm thấy một hương vị quen thuộc với họ ở đây."

http%3A%2F%2Fcdn

Cao lầu là một trong những món ăn đặc trưng của Hội An. Ảnh: CNN.

Là thương cảng sôi động từ thế kỷ 15 đến 19, kết nối phương Đông với châu Âu, cảnh quan Hội An - và ẩm thực nơi đây phản ánh một loạt các ảnh hưởng từ quá khứ.

Mặc dù Hội An có thể là một trong những điểm đến hàng đầu về ẩm thực trong cả nước, có một món ăn đặc biệt là biểu tượng của lịch sử phong phú và đa dạng của nơi này, đó chính là cao lầu. Mọi nguyên liệu của món ăn đều toát lên những giá trị đó như: thịt lợn nướng cắt lát mỏng - tương tự như món char siu của Trung Quốc.

Bánh đa nướng, một lời gợi nhắc đến thời kì Hội An chịu ảnh hưởng của Pháp.

Mì gạo sợi mỏng mang một sự tương đồng mạnh mẽ với udon Nhật Bản.

"Món cao lầu trông có vẻ đơn giản nhưng tốn rất nhiều thời gian trong quá trình chế biến" - đầu bếp Vy cho biết.

Công thức chế biến của Vy - một bí mật gia đình được bảo vệ chặt chẽ - được truyền lại bởi cha mẹ cô, người đã mở một nhà hàng khi Vy lên 10 tuổi.

Một yếu tố khiến cao lầu của Vy nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh là mì, được làm từ đầu bằng cách sử dụng hỗn hợp gạo và nước - không riêng một loại gạo và nước nào.

"Gạo phải là hạt dài và đủ tháng để làm cho sợi mì chắc," Vy nói.

Nước được lấy từ một cái giếng cổ ở Hội An, được gọi là Giếng Bà Lê.

"Các khoáng chất từ nước cung cấp các yếu tố phù hợp cho kết cấu mì," Vy nhấn mạnh.

Gạo sau đó được ngâm, nghiền, trộn với nước giếng và nhào thành bột.

Sau đó, bột được cắt lát mỏng và hấp trên lửa để tạo cho mì có màu vàng độc đáo và vị tươi.

Khách du lịch có thể thử - hoặc học cách làm - một bát cao lầu thủ công tại Nhà hàng và Trường dạy nấu ăn của Vy.

Quý Hoàng

NỔI BẬT TRANG CHỦ