• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

HÀ GIANG – Thắng cảnh Mã Pí Lèng

07/08/2015 10:35

(Cinet-DL)- Với gần 3 triệu ngày công đục khoét trên 2,9 triệu m3 đá hầu như không có sự hỗ trợ của máy móc, ngày 16 tháng 6 năm 1965 con đường Mã Pí Lèng đã được hoàn thành sau 6 năm xây dựng.

(Cinet-DL)- Với gần 3 triệu ngày công đục khoét trên 2,9 triệu m3 đá hầu như không có sự hỗ trợ của máy móc, ngày 16 tháng 6 năm 1965 con đường Mã Pí Lèng đã được hoàn thành sau 6 năm xây dựng.

1. Tên di sản/ Di tích: Thắng Cảnh Mã Pí Lèng
Con đường qua đèo Mã Pí Lèng (nguồn: sưu tầm internet)
2. Thời gian :- Trước những năm 1960 hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi hùng vĩ của cao nguyên Đồng Văn không có khái niệm con đường.

- Năm 1959, Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, Khu Ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc.

- Con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15 tháng 6 năm 1965.

3. Năm công Nhận: Ngày 16 tháng 11 năm 2009 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thắng cảnh Mã Pí Lèng bao gồm: đèo Mã Pí Lèng, hẻm vực sông Nho Quế là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia.

4. Vị trí/ Địa hình: Đèo Mã Pì Lèng thuộc địa phận 3 xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái, huyện Mèo Vạc, nằm trên quốc lộ 4C nối 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc có chiều dài hơn 24km.

Đây là vùng địa hình nằm trên vùng cao núi đá, đặc trưng cho địa hình cacxtơ, độ cao trung bình từ 1.000 – 1.600m và gồm nhiều khu vực núi đá vôi nằm sát với chí tuyến bắc có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều.

5. Thổ nhưỡng: Lớp thổ nhưỡng hình thành trên nền đá vôi bị phân hoá mạnh, phần lớn lớp phủ thổ nhưỡng ở đây là loại đất đỏ xám hoặc vàng sẫm, với thảm thực vật chủ yếu là các loại cây thấp, mật độ thưa..

6. Khí hậu: Huyện Mèo Vạc về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao. Nét nổi bật của khí hậu nơi đây là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, rất khắc nghiệt, rét đậm kèm theo hanh khô dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.

7. Dân cư: Nơi đây địa bàn sinh sống của các dân tộc Lô Lô, Dao, Giáy, Tày, Kinh, Nùng, Hoa, Pu Péo, H’Mông…Dân tộc H’Mông chiếm gần 90% dân số.

Người H’Mông sống rải rác trên các triền núi cao, hầu hết bà con dân tộc ở đây đều sử dụng đá để xếp quanh nhà, biến nơi trú ngụ thành pháo đài vững chắc.

Ngoài nhà ở, người dân nơi đây còn dùng đá xếp thành chuồng trâu, chuồng bò, chuồng lợn. Trên nương, đá được xếp thành những vòng cung giữ đất, giữ nước cho cây lúa, cây ngô. Trên những sườn núi, đá giữ những túm đất nhỏ để gieo ngô, đỗ.

Bà con dân tộc sống ở Mèo Vạc thường sử dụng lù cở (gùi) để đựng bắp ngô, rau, đỗ, củi... đem về nhà mỗi khi lên nương, rẫy hoặc xuống chợ mua những đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt của gia đình.

8. Tóm tắt nội dung: - Tổng Quan Lịch Sử

Trước những năm 1960, Mã Pí Lèng vẫn chỉ là những khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng. Những người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi phải di chuyển bằng cách đóng cọ treo dây trên vách đá.

Sau năm 5 lập lại hòa bình tại miền bắc (1959), Trung Ương Đảng Lao động Việt Nam, Khu ủy Việt Nam quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc sau này màn tên Đường Hạnh Phúc.

Với gần 3 triệu ngày công đục khoét trên 2,9 triệu m3 đá hầu như không có sự hỗ trợ của máy móc, ngày 16 tháng 6 năm 1965 con đường đã được hoàn thành sau 6 năm xây dựng.

Sau khi hoàn thành, Đèo Mã Pí Lèng tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc. Ban đầu, cung đường đèo chỉ đủ rộng cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và mặt đường lổn nhổn đá hộc.

Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20 km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như một Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người Mèo.
 
Một số hình ảnh Mã Pí Lèng (nguồn: sưu tầm internet)

Đăng Huy (Tổng hợp)

Nguồn tài liệu tham khảo: 

http://blogdulich.com.vn;  http://www.laocai.com.vn; https://vi.wikipedia.org

NỔI BẬT TRANG CHỦ