• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết"

Thực hiện: Bảo Trung | 18/08/2023

(Tổ Quốc) - Được khởi công từ tháng 10/2016, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thành hơn 93% sau 7 năm thi công. Đây là dự án được kỳ vọng làm hồi sinh các dòng sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 1.

Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá nằm trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội. khởi công xây dựng tháng 10/2016 với công suất 270.000 m3 nước thải sinh hoạt mỗi ngày. Dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản (JICA) với tổng mức đầu tư hơn 16.000 tỷ đồng, trong đó vốn vay chiếm trên 84%.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 2.

Nhà máy có diện tích 13,8 ha, nằm ở cánh đồng Yên Xá, trên trục đường đôi nối từ Nguyễn Xiển đi Xa La (quận Hà Đông). Đây được xem là một trong những dự án quy mô lớn nhất và mang tính cấp bách của Hà Nội về xử lý nước thải.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 3.

Nhà máy do nhà thầu xây dựng là liên danh JFE - TSK (Nhật Bản) thực hiện.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 4.

Một hạng mục quan trọng của dự án là trạm bơm nước thải đầu vào tại nhà máy đã hoàn thành.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 5.

Với hạng mục bể lắng cát, nhà thầu đã hoàn thành 100% phần lắp đặt các thiết bị.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 6.

Công nhân kiểm tra các thiết bị được lắp ráp

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 7.

Ông Tadao Koizumi, Giám đốc dự án, cho biết bình thường nhà máy chỉ xử lý 270.000 m3 nhưng khi có mưa công suất có thể tăng lên tới 480.000 m3 với công nghệ của Nhật Bản. Lúc đó nước được dẫn trực tiếp qua bể lọc cao tải đạt chất lượng mới thải ra ngoài. Nhà máy áp dụng công nghệ xử lý bùn hoạt tính truyền thống AO, không sử dụng hóa chất, mà xử lý bằng vi sinh.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 8.

Khu vực trung tâm thiết bị điện điều khiển - cũng là trung tâm vận hành của toàn bộ nhà máy.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 9.

Nhà máy từng được kỳ vọng hoạt động quý 2 năm 2022 song bị chậm tiến độ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiện các hạng mục cơ khí và thiết bị điện cơ bản hoàn thành, chỉ còn đường ống kết nối từ bên ngoài đang dang dở.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 10.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 11.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 12.

Đối với hạng mục bể lắng thứ cấp gồm 24 bể, nhà thầu đã hoàn thành. Có nhiều bể đã được bơm kín nước để xử lý thí nghiệm

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 13.

Nhà máy đi vào hoạt động sẽ góp phần xử lý một phần nước thải sinh hoạt cho các quận Đống Đa, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông, Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 14.

Ngoài hệ thống cống gom thì dự án cũng bao gồm nhiều hệ thống đường ống dẫn nước bên trong nhà máy hiện đã được tiến hành lắp đặt.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 15.

Sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Sét... nhiều năm qua luôn được ví như những dòng sông "chết" bởi mức độ ô nhiễm nghiêm trọng.

Hà Nội: Cận cảnh nhà máy xử lý nước thải được kỳ vọng hồi sinh những "dòng sông chết" - Ảnh 16.

Nhiều người hy vọng dự án xử lý nước thải Yên Xá sẽ làm "hồi sinh" được những dòng sông này.

NỔI BẬT TRANG CHỦ