• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hà Nội: Duy nhất 1 Đại biểu HĐND không thông qua đề án tìm cách giảm ùn tắc giao thông

Thời sự 04/07/2017 14:00

(Tổ Quốc) -Sáng 4/7, kỳ họp thứ 4, HĐND TP Hà Nội khóa XV đã họp và cho ý kiến về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP”.

Giải pháp đồng bộ với tất cả các loại hình phương tiện cá nhân

Về giải pháp quản lý số lượng phương tiện tham gia giao thông, TP sẽ lập Quy hoạch phát triển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn đến năm 2030, trước mắt lập Quy hoạch vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, taxi đến năm 2030 để đảm bảo quản lý số lượng xe taxi hợp lý.

Xe kinh doanh vận tải hành khách đến 9 chỗ ngồi ứng dụng CNTT hoạt động tương tự như xe taxi quy định quản lý như taxi. Đề xuất cấp hạn ngạch đối với xe taxi và các phương tiện hoạt động kinh doanh tương tự taxi (xe Uber, Grab...) trên địa bàn theo quy hoạch phù họp với điều kiện giao thông và năng lực của kết cấu hạ tầng…

Đối với chủ sở hữu xe ô tô trên địa bàn, phải lắp thiết bị phụ trợ đê phục vụ công tác quản lý phương tiện và điêu tiêt giao thông (thiết bị thu phí tự động...), chủ xe cơ giới đường bộ phải mở tài khoản để thực hiện việc thu phí tự động cũng như nộp phạt khi vi phạm giao thông. Quy định xử phạt xe vi phạm giao thông đối với chủ sở hữu xe để đảm bảo chủ xe phải đăng ký đúng tên khi mua bán xe. Đề án cũng đưa ra giải pháp quản lý về chất lượng phương tiện tham gia giao thông.

 Tắc đường tại Hà Nội. Ảnh minh họa: Nam Nguyễn

Ngoài ra, TP sẽ điều tra, rà soát, thống kê số lượng xe máy đã qua sử dụng trên địa bàn (theo năm sản xuât) thông qua đăng ký, đề xuât các biện pháp thu hồi, xử lý đối với xe không đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường… Đề xuất mức phụ thu ô nhiễm môi trường theo mức khí thải khi lưu hành của phương tiện xe cơ giới đường bộ thông qua đăng kiểm phương tiện.

Về giải pháp quản lý phạm vi hoạt động của phương tiện tham gia giao thông: Rà soát, nghiên cứu ban hành quy định hoạt động của xe taxi ngoại tỉnh, xe Uber, Grab trên địa bàn cho phù hợp cơ sở hạ tầng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Xe tải cung ứng thực phẩm, chở hàng cho siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn: chỉ được phép hoạt động vào ban đêm.

Phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy phù họp với cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ của hệ thông vận tải hành khách công cộng tiến tới dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận vào năm 2030.

Dừng hoạt động xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người và có cơ chế hỗ trợ chuyển việc làm đảm bảo đời sống đối với thương binh có xe ba bánh kinh doanh dịch vụ chở hàng, chở người đang hoạt động...

Rà soát, xác định các khu vực đủ điều kiện phát triển không gian đi bộ gắn với các khu vực danh lam thăng cảnh, khu vực bảo tồn, phát triển du lịch trên địa bàn các quận thuộc TP.

Tiếp tục rà soát điều chỉnh, giờ học, giờ làm việc và kinh doanh dịch vụ; Khuyến khích các trường học tổ chức đưa đón học sinh bằng ô tô phù họp với hệ thông vận tải hành khách công cộng.

Đồng thời xây dựng và triển khai đề án nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động vận tải hành khách công cộng vận tải hành khách bằng xe buýt tạo sự kết nối hợp lý và thuận tiện.

Báo cáo cho hay, nếu tính hệ số đồng thời hoạt động là 60% sô ô tô, xe máy lưu thông trên đường đô thị với vận tốc 20 km/h thì diện tích chiếm dụng vượt 1,34 lần so với năng lực của hệ thống đường đô thị (trong khu vực trung tâm là 3,72 lần).

Dự báo với tốc độ tăng trưởng như hiện nay của ô tô và xe máy thì đến đến năm 2020 sẽ có hơn 840.000 và hơn 6 triệu xe mô tô, gắn máy.

Nếu chậm trễ, đường phố sẽ thành bãi xe di động

Cho ý kiến về đề án, hầu hết các Đại biểu HĐND TP Hà Nội sáng nay đều đồng tình cao và mong muốn được sớm thông qua đề án.

Theo Đại biểu Nguyễn Tiến Minh (Thường Tín): sau hơn 1 năm, Đề án được sở chuyên ngành tham mưu cho UBND TP, được điều tra, khảo sát kỹ, đã tổ chức nhiều hội thảo.

“Từ nay đến 2030 là 13 năm, TP sẽ làm được rất nhiều việc theo Đề án. Kết cấu hạ tầng giao thông phát triển, nhiều tuyến đường sắt hoàn thành, tuyến BRT phối hợp, người dân sẽ được tiếp cận phương thức vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, đề nghị vị trí nào cũng đảm bảo sự kết nối để người dân sẽ được tiếp cận các ga đường sắt…” – Đại biểu Nguyễn Tiến Minh nói.

Đại biểu này hy vọng, khi đó, đa số người dân sẽ chọn phương thức vận tải hành khách công cộng và không cần thiết phải đi xe máy.

“Lúc đó, TP sẽ hạn chế ô tô lưu hành, sắp xếp chỗ đỗ xe… Lúc đó người dân sẽ hưởng ứng thực hiện. Như vậy, lúc đi làm hay tan công sở, người dân sẽ được đi bộ, tập thể dục, đây là thói quen tốt. Hay sẽ có cảnh vừa đi tàu điện ngầm vừa đọc sách, giao tiếp văn minh trên các phương tiện giao thông công cộng” – Đại biểu Nguyễn Tiến Minh cho biết.

Đại biểu Nguyễn Thanh Bình Sóc Sơn, thì cho hay, đề án này có tính khả thi cao, với nhiều giải pháp đột phá, có tác động lan tỏa. Đại biểu này đề nghị, khi được thông qua, đề án có những giải pháp tương thích, đồng bộ, trong đó đưa ra khung chung là dần giảm, hạn chế và dừng hoạt động xe máy trong khu vực nội đô đến năm 2030.

“Ở đây cần xác định hạn chế phương tiện xe gắn máy nên gắn với phạm vi kết cấu hạ tầng hơn là địa giới hành chính”- Đại biểu Nguyễn Thanh Bình cho biết.

Còn Đại biểu Trần Việt Anh, Ba Đình cho hay: nếu chậm trễ, chưa thông qua đề án thì đường phố sẽ thành bãi xe di động.

Các Đại biểu cũng đồng tình cao với giải pháp điều chỉnh giờ học, giờ làm và cần thực hiện ngay, đồng thời đề nghị nên miễn phí cho người dân khi tham gia phương tiện giao thông công cộng.

Ngoài ra, Đại biểu Phạm Đình Đoàn, Hoàng Mai đề nghị: “về lâu dài, cần xây dựng một Hà Nội mới là TP thông minh, hiện đại bên cạnh một Hà Nội cũ. Còn các đô thị vệ tinh như Sơn Tây, Sóc Sơn hiện quá xa trung tâm Hà Nội là quá xa.”

Với sự đồng thuận cao, sáng nay, 95/96 Đại biểu HĐND TP đã thông qua nghị quyết về đề án này với tỷ lệ 91,35%, chỉ có 1 Đại biểu không bấm nút thông qua nghị quyết./.

Song Đào

NỔI BẬT TRANG CHỦ