• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hà Nội: Người dân bội thu dịp cuối năm nhờ giữ được nghề truyền thống tạo ra thứ cứ đến Tết là cần, xuất khẩu sang cả Mỹ và châu Âu

Thực hiện: Minh Ngọc | 19/01/2024

(Tổ Quốc) - Thôn Tràng Cát, Xã Kim An, huyện Thanh Oai được coi là nơi có truyền thống làm nghề này lâu đời nhất ở Hà Nội.



Giữ được nghề trồng cây truyền thống, người Hà Nội bội thu dịp cuối năm - Ảnh 1.

Vào những ngày này, về làng Tràng Cát, chúng tôi chứng kiến cảnh người dân đang tất bật ra vườn thu hoạch lá dong để kịp phục vụ nhu cầu gói bánh chưng cho dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Theo người dân địa phương, từng có thời điểm do lá dong quá rẻ, địa phương chuyển sang trồng cây ăn quả như cam canh. Tuy nhiên, sau đó thấy trồng cây ăn quả không có năng suất cao nên quay trở lại với việc trồng lá dong. Chính vì giữ được nghề trồng dong truyền thống nên nhiều năm gần đây làng Tràng Cát bội thu do nhiều nơi không còn theo nghề này.

 

Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Khuyên (Tràng Cát, Kim An), giới thiệu, lá dong là ngành nghề truyền thống có từ thời thành lập làng đến nay (Theo gia phả làng Tràng Cát, từ thế kỉ XVI-XVII).

Đặc biệt, lá dong của làng Tràng Cát còn nổi trội vì lá ở đây chủ yếu là loại dong nếp nên bản to, dày, đẹp. Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Khuyên (Tràng Cát, Kim An), giới thiệu, lá dong là ngành nghề truyền thống có từ thời thành lập làng đến nay (Theo gia phả làng Tràng Cát, từ thế kỉ XVI-XVII). Chị Khuyên cho biết, bắt đầu từ tháng Chạp, người dân của làng bắt đầu thu hoạch lá dong, cho đến khoảng 26 hoặc 27 âm lịch thì sẽ nghỉ để chuẩn bị tết.

Giữ được nghề trồng cây truyền thống, người Hà Nội bội thu dịp cuối năm - Ảnh 3.

Bà Tào Thị Hạnh (76 tuổi), cho biết, từ nhiều năm nay đã quen với việc thu hoạch lá dong đem đi bán.Theo bà Hạnh, trồng dong cũng như một số loại cây ăn quả, tuy dễ sống nhưng sau khi thu hoạch phải dọn dẹp, cải tạo lại hoa màu.

Giữ được nghề trồng cây truyền thống, người Hà Nội bội thu dịp cuối năm - Ảnh 4.

Chị Khuyên cho biết, việc trồng, thu hoạch lá dong đỡ vất vả hơn làm nông nghiệp như trồng lúa, trồng rau… Ngoài ra trồng dong cũng cho thu nhập ổn vì không chỉ phục vụ dịp Tết Nguyên Đán mà có thể cho lá quanh năm

"Dùng loại lá dong nếp gói bánh thì bánh sẽ xanh và ngon hơn, dùng lá dong tẻ thì bánh sẽ bị thâm", chị Khuyên chia sẻ.

"Dùng loại lá dong nếp gói bánh thì bánh sẽ xanh và ngon hơn, dùng lá dong tẻ thì bánh sẽ bị thâm", chị Khuyên chia sẻ.

Tổng diện tích trồng lá dong riềng thôn Tràng Cát hơn 20ha, chủ yếu là đất vườn, đất ở của người dân.

Tổng diện tích trồng lá dong riềng thôn Tràng Cát hơn 20ha, chủ yếu là đất vườn, đất ở của người dân. Chia sẻ thêm về lý do lá dong Tràng Cát được nhiều khách hàng quan tâm, người dân địa phương tự hào giới thiệu, do địa hình nằm trong vùng bãi bồi của sông Đáy, nơi đây có mạch nước ngầm tinh khiết chảy qua nên lá dong Tràng Cát vừa to, vừa đẹp, cây lại xanh mướt.

Sau mỗi lần cắt chỉ cần biết cách chăm bón thì lại ra lứa lá tiếp đẹp. Mỗi sào lá dong, gia đình chị Khuyên ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng.

Sau mỗi lần thu hoạch, người nông dân chỉ cần biết cách chăm bón thì lại ra lứa lá tiếp đẹp. Loại lá này khi gói bánh luộc lên cho màu xanh cốm đẹp mắt lại thơm ngon. Chính vì thế, lá dong của những hộ dân Tràng Cát trồng ra được thị trường ưa chuộng; không chỉ xuất bán cho các tỉnh thành trong cả nước mà dong Tràng Cát còn xuất ngoại bán cho các kiều bào ở Mỹ, Nga và các nước Đông Âu,...

Mỗi sào lá dong, người nông dân ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng.

Lá dong Tràng Cát khổ đều, dài 50cm - 60cm, rộng 25cm - 35cm, lá mỏng dai, màu xanh non. Lá dong Tràng Cát được trồng san sát khắp nơi trong làng. Đến mùa, từ người già đến trẻ nhỏ được huy động hết để thu hoạch lá dong. Dịp Tết năm nay, lá dong được thu mua tại vườn với giá 80.000-120.000 đồng/100 tàu. Dự kiến cận Tết, giá có thể tăng thêm. Mỗi sào lá dong, người nông dân ước tính thu được khoảng 30 triệu đồng.

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ