• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hàng loạt đại gia Việt đang phải “cân não” chọn làm sếp ngân hàng hoặc chủ DN

Kinh tế 29/11/2017 13:51

(Tổ Quốc) - Đến ngày 15/1/2018, hàng loạt đại gia Việt đang nắm giữ cùng lúc các chức vụ hàng đầu tại các tập đoàn, doanh nghiệp và 1 ngân hàng sẽ buộc phải từ chức một hoặc hàng loạt vị trí quan trọng mà họ đang nắm giữ hiện nay.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) vừa được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 15/1/2018, quy định: các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng sẽ không được kiêm nhiệm giữ vị trí chủ chốt tại các doanh nghiệp. Đây là quy định nhằm tránh tình trạng sở hữu chéo, được 88,8% đại biểu đồng thuận.

Ông Dương Công Minh, bà Thái Hương và ông Hồ Tùng Anh.

Căn cứ vào quy định này, từ nay đến 15/1/2018, hàng loạt sếp lớn ngân hàng tới đây sẽ phải "lựa chọn" tiếp tục làm lãnh đạo tại một trong hai ngân hàng hoặc doanh nghiệp của mình.

Có thể liệt kê ra đây một số đại gia Việt đang nắm giữ cùng lúc 2 hoặc nhiều hơn các vị trí lãnh đạo tập đoàn, ngân hàng như: Ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch Techcombank và Phó Chủ tịch HĐQT của Masan Group), ông Dương Công Minh (hiện là chủ tịch Sacombank, chủ tịch Tập đoàn Him Lam), ông Đỗ Quang Hiển (chủ tịch Ngân hàng SHB, chủ tịch của Tập đoàn T&T, Chứng khoán SHS,... ), ông Đỗ Minh Phú (chủ tịch TPBank, chủ tịch DOJI Group), ông Hồ Hùng Anh (chủ tịch Techcombank, chủ tịch Masan), ông Đặng Khắc Vũ (chủ tịch VIB Bank, chủ tịch Mareven Food Holdings), ông Vũ Văn Tiền (chủ tịch AnBank, chủ tịch Geleximco), ông Võ Quốc Thắng (chủ tịch KienLongBank, chủ tịch Đồng Tâm Group), bà Thái Hương (TGĐ BacABank và Chủ tịch của CTCP Sữa TH, bà Lê Thị Băng Tâm (Chủ tịch HDBank và Chủ tịch của Vinamilk), bà Nguyễn Thị Nga (Chủ tịch SeABank, chủ tịch của BRG Group, chủ tịch/thành viên HĐQT của hàng loạt công ty khác như Thăng Long GTC, Hanoi Toserco, Khách sạn Thắng Lợi, Khách sạn Hilton Hanoi, OSC Vietnam,...)…

Quy định mới của Luật TCTD là phù hợp với thông lệ quốc tế trong phòng ngừa rủi ro. Được biết, tại nhiều nước trên thế giới,  một cá nhân nào đó khi đã là chủ tịch ngân hàng thì họ sẽ không quản lý sát sao hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, hoặc là phải nghỉ hẳn ở doanh nghiệp.

"Việc một cá nhân đồng thời nắm quyền chi phối tại cả tổ chức tín dụng và đối tượng cho vay nhiều khả năng sẽ gây xung đột lợi ích lớn. Chuyện này là rất hiếm xảy ra nếu không muốn nói là hoàn toàn không có tại các thị trường phát triển", một chuyên gia giấu tên chia sẻ quan điểm./.

Hà Giang

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ