• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hé lộ mưu đồ lớn ông Trump “ấp ủ” với châu Á – Thái Bình Dương

Thế giới 08/02/2017 11:25

(Tổ Quốc) - Giữa những rối ren về sắc lệnh nhập cư, chính sách đối ngoại thực sự của nước Mỹ được hé lộ từ châu Á.  

Theo nhà bình luận chính trị người Nga Dmitri Kosyrev, Tổng thống Mỹ Donald Trump chắc chắn đang “ấp ủ” một mưu đồ lớn đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, ông cũng cho rằng, chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, James Mattis tới Hàn Quốc và Nhật Bản, chính là “khúc dạo đầu” cho chiến lược ngoại giao thực sự của ngài Trump.

Điểm khởi đầu cho chính sách đối ngoại thực sự của Trump 

Trong khi dư luận thế giới đang đồ dồn sự chú ý vào sắc lệnh cấm nhập cảnh của tân Tổng thống, áp dụng cho người dân đến từ 7 quốc gia Hồi giáo, và tạm dừng chấp nhận người tị nạn vào nước Mỹ, người ta dường như “bỏ lỡ” những động thái hướng về châu Á, mà chính quyền mới của Mỹ đang từng bước thi hành. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc, những tin tức về chuyến thăm châu Á của ông chủ Lầu Năm góc James Mattis đến Nhật và Hàn Quốc, hoàn toàn “mờ nhạt” trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, ông Kosyrev nhận định, chuyến công du này đã đánh dấu bước khởi đầu cho chính sách đối ngoại thực sự mà nước Mỹ đang muốn hướng tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản có cuộc gặp gỡ trong khuôn khổ chuyến thăm của ông James Mattis đến Nhật Bản

“Chuyến thăm của Mattis mở ra một sự kết hợp ngoại giao phức tạp của ông Trump, và thực tế là điểm bắt đầu trong chính sách đối ngoại của ông,” Kosyrev bình luận. Chuyên gia này cho rằng, các đồng minh chủ chốt của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương là Nhật Bản và Hàn Quốc, giờ đây có thể “kê cao gối ngủ yên”: Mattis đã đưa ra tín hiệu, Washington sẽ không ép buộc họ cùng chia sẻ gánh nặng tài chính với Mỹ trong vấn đề an ninh khu vực.

“Ngài Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ không yêu cầu Nhật và Hàn Quốc trả chi phí cao hơn liên quan đến các căn cứ quân sự của Mỹ [tại hai quốc gia này] khi ông thăm hai đồng minh chính tại châu Á”, tờ Thời báo Nhật Bản dẫn lại các nguồn tin của chính phủ Nhật và Mỹ trước chuyến thăm.

Ngoài ra, Washington cũng xác nhận, Mỹ sẽ quyết tâm tuân theo các cam kết của mình với các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả việc thực thi Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD tại Hàn Quốc, Kosyrev chỉ ra.

Những tuyên ngôn của Nhà Trắng đã khiến nhiều người ngạc nhiên. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm ngoái, ông Trump từng không ít lần nhấn mạnh, ông sẽ bắt các đồng minh của nước Mỹ chi thêm tiền cho an ninh quốc phòng của chính họ.

“Sự thay đổi này có thể được giải thích khá đơn giản”, Kosyrev phân tích. “Chuyến thăm của Mattis [tới châu Á] là khúc dạo đầu. Vào ngày 10/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ thăm chính thức nước Mỹ, nhằm thảo luận một ‘thỏa thuận thực sự lớn’ hoặc một mối quan hệ mới giữa hai nước đồng minh. Nhật sẽ đầu tư vào các ngành công nghiệp và tạo thêm nhiều việc làm cho nước Mỹ; để làm điều này Tokyo sẽ sử dụng nguồn tài chính từ quỹ hưu trí của dân Nhật – được đánh giá là lớn nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, theo Kosyrev, Tổng thống Trump không cần phải tỏ ra quá vội vã trong việc tăng cường các mối quan hệ với EU và Australi. Nói cách khác, Washington đã chuyển trọng tâm và hướng về phía Đông.

Thiết lập các mối quan hệ xung quanh đối thủ chính

Có nhiều lý do có thể giải thích cho sự tái cân bằng trên; trong đó, mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc là một trong những gốc rễ cơ bản. “Trong thực tế, chúng ta có thể nói Trump đã bắt đầu chính sách ngoại giao thực sự của mình bằng cách thiết lập hệ thống các quan hệ xung quanh Trung Quốc – đối thủ địa chính trị chính [của Mỹ]. Châu Âu và các đồng minh còn lại có thể chờ”, Kosyrev nói, đồng thời liên hệ với khả năng tình hình chính trị châu Âu sẽ có thể thay đổi lớn với các cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Pháp và Đức.  

Trong khi đó, các đồng minh của Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương dường như vẫn chưa “hồi phục” sau cú sốc về việc Mỹ đơn phương rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Châu Á – Thái Bình Dương (TPP). Ngoài ra, không thể không nhắc đến nỗi lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Kosyrev nhận định, trái ngược với những thực tế có phần bi quan, chính sách của Tổng thống Trump đối với Châu Á sẽ “lý trí và có thể dự đoán được”.

Ông Mattis và người đồng cấp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Han Min Koo

Nikita Maslennikov, chuyên gia của Viện Phát triển Hiện đại, tỏ ra đồng tình với Kosyrev. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Sputnik, Maslennikov cho rằng ông Trump là một người theo chủ nghĩa thực dụng, và gần như chắc chắn Washington sẽ không phát động một cuộc chiến tranh thương mại với Bắc Kinh.

“Họ đang trao đổi các tín hiệu và tầm nhìn trước khi bắt đầu thảo luận nghiêm túc về mối quan hệ tương lai, sẽ được tạo dựng phù hợp với cả những lời hứa trước khi ông Trump đắc cử và những cơ hội cho Trung Quốc,” Maslennikov

Tương tự, Thiếu tướng về hưu Pavel Zolotarev, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada tại Viện hàn lâm khoa học Nga (RAS) cho biết: “Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc được hình thành dựa trên một nền tảng kinh tế vững chắc”, và cả hai bên hầu như chắc chắn sẽ không vượt qua ranh giới đỏ.

Về phần Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis, trả lời phỏng vấn báo chí tại Tokyo, ông nhấn mạnh Mỹ không nhận thấy “bất kỳ sự cần thiết phải có các hành động quân sự nghiêm trọng” đối với Bắc Kinh tại Biển Đông. “Những gì chúng ta phải làm, đó là tận dụng mọi nỗ lực và cố gắng ngoại giao để giải quyết [vấn đề này] một cách phù hợp. Lập trường quân sự của chúng tôi chỉ nên là một yếu tố bổ trợ cho các hoạt động ngoại giao,” ông Mattis khẳng định.

(Theo Sputnik)

 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ