• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Hiệu quả từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hoá góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích

20/12/2014 10:38

(Cinet- MTDT)- Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hoá đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hóa phi vật thể để trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị.

(Cinet- MTDT)- Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hoá đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hóa phi vật thể để trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị.

Trong các ngày 03 - 04/12 và 10- 11/12 Đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về văn hoá của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có buổi làm việc và thực tế tại 4 tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nam và Ninh bình.

Tại buổi làm việc với Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang ngày 3/12, đoàn đã được nghe báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện CTMTQG về văn hoá trên địa bàn giai đoạn 2012-2014 và kế hoạch năm 2015. Theo đó, Bắc Giang có trên 2200 di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật và khoảng 500 lễ hội lớn, nhỏ cùng kho tàng văn hoá phi vật thể đa dạng, phong phú. Theo thời gian, nhiều di tích lịch sử, văn hoá đã xuống cấp; văn hoá phi vật thể bị mai một rất cần được trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị.

Ảnh 1 : Đình Phù Lão, huyện Lạng Giang, Bắc Giang hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng.

Ảnh 2 : Đoàn công tác thực địa tại Đình An hòa, Hà Nam

Ảnh 3: Những hạng mục được đầu tư tu bổ tại Đình Trùng hạ, Ninh Bình

*Những năm qua cùng với nguồn lực từ CTMTQG về văn hoá, ngân sách địa phương cũng đã quan tâm đầu tư với tổng mức đầu tư cho các chương trình, dự án giai đoạn 2012-2014 là 37,950 tỷ đồng; trong đó ngân sách Trung ương là 25,864 tỷ đồng, ngân sách của tỉnh là 12,086 tỷ đồng.

Đối với dự án chống xuống cấp và tu bổ, tôn tạo di tích, Bắc Giang được ngân sách Trung ương cấp kinh phí tu bổ tổng số 04 di tích; trong đó có 02 di tích tu bổ mới là di tích chùa Quang Phúc (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang)  và chùa Phúc Tằng (xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên); 02 di tích từ nguồn vốn đầu tư phát triển, đến nay đã hoàn thành, bàn giao đưa vào khai thác sử dụng (đình Phù Lão, huyện Lạng Giang và đình Phương Lạn, huyện Lục Nam).


Việc tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu, góp phần tích cực trong công tác nghiên cứu, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho cán bộ, nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Các di tích được trùng tu, tôn tạo đã trở thành các điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của khách tham quan trong nước cũng như khách quốc tế; làm tăng nguồn thu và các hoạt động dịch vụ khác, góp phần thực hiện chương trình phát triển du lịch của tỉnh.

Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Bắc Giang cho biết, CTMTQG về văn hoá đã giúp cho Bắc Giang có điều kiện về vốn và dành ra được phần vốn đối ứng của địa phương cũng như thúc đẩy phong trào xã hội hóa để đầu tư, thực hiện các dự án của chương trình góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Chương trình đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, thắng cảnh và vốn văn hóa phi vật thể để trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị, phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử và truyền thống văn hiến, phục vụ nhu cầu văn hóa của toàn xã hội nói chung và nhu cầu phát triển du lịch nói riêng.

Tại buổi làm việc với tỉnh Thái Nguyên, ông Phạm Thái Hanh, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Thái Nguyên cho biết: Giai đoạn 2012-2015 được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của Bộ VHTTDL, CTMTQG về văn hóa đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Có thể nói hiệu quả của Chương trình rất cao. Thông qua sự đầu tư của Nhà nước, nhiều di tích lịch sử Cách mạng của tỉnh được phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy được tác dụng to lớn. Cùng với nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, địa phương đã tích cực huy động các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ cho công tác tôn tạo di tích lịch sử của tỉnh. Đồng thời thông qua CTMTQG về văn hóa, đời sống văn hóa ở cơ sở đã từng bước nâng cao, đặc biệt là các xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Cũng theo ông Hanh, các dự án đầu tư bằng nguồn vốn CTMTQG về văn hoá đã góp phần quan trọng trong công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích, bảo đảm sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích, bảo đảm sự hài hòa với môi trường, tạo không gian cho việc sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và tổ chức lễ hội được thuận lợi, đã phát huy hiệu quả góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

*Tính đến tháng 6/2014, số dự án hoàn thành đưa vào sử dụng tại Thái Nguyên là 11 dự án, có 01 dự án chuyển tiếp là di tích chùa Ha, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình. Cụ thể, nguồn vốn đầu tư phát triển có 04 dự án với tổng số vốn là 15,180 tỷ đồng: Bảo tồn làng truyền thống bản Quyên (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa), tu bổ tôn tạo di tích địa điểm xưởng quân giới nơi chế tạo thành công sung Bazoka thị trấn Tiên Giang, tu bổ tôn tạo di tích lịch sử địa điểm thanh niên xung phong đại đội 915 hy sinh tại Lưu Xã, phường Gia Sàng, TP Thái Nguyên, tu bổ tôn tạo chùa Ha, xã Nhã Lộng, huyện Phú Bình. Nguồn vốn sự nghiệp có 08 dự án với tổng số vốn 9,502 tỷ đồng

Tại 2 tỉnh Hà nam và Ninh Bình cho thấy: Các địa điểm di tích thuộc dự án của Chương trình Mục tiêu quốc gia được thực hiện nghiêm túc, chất lượng, phát huy hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.  Những dự án đã đi vào sử dụng và hoạt động góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tín ngưỡng, nhu cầu sinh hoạt văn hóa đối với nhân dân địa phương

Báo cáo với đoàn công tác về hiệu quả triển khai các dự án, đại diện lãnh đạo hai Sở VHTTDL Hà nam và Ninh bình cho biết, công tác thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn được thực hiện đúng theo quy chế tu bổ di tích và quy định về quản lí đầu tư xây dựng. Khi tiến hành triển khai dự án đều được đấu thầu rộng rãi và đã thành lập các Ban điều hành dự án và xây dựng quy chế hoạt động.

Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đầu tư cho Hà nam và Ninh bình gồm nhiều hạng mục trong đó chú trọng đến Chương trình chống xuống cấp tu bổ và tôn tạo di tích cụ thể:

*Với Hà nam từ năm 2012 – 2013 đã có 2 di tích được tu bổ và tôn  tạo tổng thể : Di tích lịch sử văn hóa đình Hòa An, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm và đình chùa Đồng Du Trung , Xã Đồng Du , Huyện Lục Bình. 2 di tích thực hiện chuyển tiếp là đền Trúc và chùa Quế Lâm , huyện Kim Bảng.

Năm 2012 – 2014 đã có 15 di tích được tu bổ chống xuống cấp gồm: Chùa Bạch Liên, đình Chương Lương , đình Ô Cách, đình Khả Duy , đình An Xá…..

*Với Ninh bình từ năm 2012 – 2014 tổng kinh phí thực hiện dự án chống xuống cấp và tôn tạo di tích là 55,010 tỷ đồng thực hiện 11 dự án tu bổ tôn tạo và 13 dự án tu bổ chống xuống cấp. Thông qua Chương trình các di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã được chính quyền và nhân dân địa phương quản lý và phát huy giá trị có hiệu quả. Nhờ được tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị kịp thời nhiều di tích đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc thù phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại địa phương , thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như Khu di tích Cố đô Hoa Lư, đền Văn Giáp, đình Trùng Thượng…

Ghi nhận những kết quả thực tế qua việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã thực sự có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến phát triển văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Việc thực hiện dự án đầu tư, tu bổ tôn tạo di tích của chương trình đã bảo tồn được các di sản văn hóa của dân tộc, đáp ứng nhu cầu sinh họat văn hóa của cộng đồng địa phương, trở thành sản phẩm văn hóa đặc thù thu hút khách du lịch và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội.

NT

 

 

 

 
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ