• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Không chỉ K-pop, đồ uống nào mang lại "sức mạnh mềm" cho Hàn Quốc

Du lịch 23/05/2022 16:49

(Tổ Quốc) - Những năm gần đây, chính phủ Hàn Quốc cũng đã điều chỉnh các chính sách, xem đồ uống rượu truyền thống là một di sản đáng tự hào và tiềm năng sinh lợi cho ngành công nghiệp.

Theo CNN, nhớ lại một thời đã qua, Kim Hyung-seop, Giáo sư trợ giảng tại Đại học Global Cyber ở Seoul cho biết ông đã từng nhiều lần tìm đến các quán ở thủ đô sau giờ học với bạn bè để uống rượu gạo makgeolli. Và họ đã uống rất nhiều.

Không chỉ K-pop, đồ uống nào mang lại "sức mạnh mềm" cho Hàn Quốc - Ảnh 1.

Người dân Hàn Quốc đã sản xuất rượu gạo trong nhiều thế kỷ và hiện tại loại rượu này ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ảnh: CNN

Ông Kim Kyung-seop đã chia sẻ về makgeolli, một loại rượu gạo truyền thống màu trắng đục, vị ngọt có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Người dân Hàn Quốc thích loại rượu này vì giá cả phải chăng chứ không phải hương vị.

Vào thời điểm năm 1989, khi ông Kim vào đại học, ông và bạn thường ngồi quanh bàn nhâm nhi rượu gạo makgeolli. Hiện tại, dù là Giáo sư trợ giảng ở Đại học, ông vẫn nhớ lại thời kỳ này. Sau hai thập kỷ trôi qua, các quán bar ở Seoul vẫn bán nhiều loại đồ uống còn trong ký ức của ông Kim. Giờ đây, giới doanh nhân trẻ thực sự rất thích loại rượu này.

Theo CNN, sự nổi tiếng trong những năm gần đây của rượu gạo mekgeolli bắt nguồn từ người tiên phong là ông Kim Min-kyu - một nhà sản xuất rượu bia. Vào năm 2009, ông thành lập công ty đồ uống Boksoondoga chuyên sản xuất rượu gạo lên men truyền thống Hàn Quốc. Dù trải qua nhiều khó khăn, ông Min-kyu vẫn tin tưởng vào công thức nấu rượu makgeolli truyền thống do bà của ông để lại. Khi còn nhỏ, ông Min-kyu đã theo bà đến thăm trang trại ở Yangsan, một thị trấn ở phía đông nam và học hỏi bí kíp nấu rượu gạo từ bà. Ông tin tưởng rằng việc sản xuất rượu là nền tảng để mở rộng nền tảng kinh doanh cho ông. Ông thiết kế thương hiệu, tài liệu tiếp thị và xây dựng nhà máy sản xuất.

"Từ makgeolli đã có trong văn hóa Hàn Quốc và là đồ uống phổ biến của người dân Hàn Quốc", ông Kim Kyung-seop nói.

Lý do của sự phổ biến là từ chính tính đơn giản của nó. Đây là hỗn hợp của gạo hấp, lên men và nước. Quá trình lên men sẽ mất vài tuần ủ trong nồi đất. Nhiều gia đình trên khắp Hàn Quốc đã tự pha chế đồ uống thông dụng này theo công thức của riêng họ.

Mang văn hóa đồ uống trở lại

Một số nhà nghiên cứu tiên phong như ông Park Rock-dam cũng đã đi tiên phong cho quá trình hồi phục nghệ thuật nấu rượu makgeolli. Ông Park đã trải nghiệm khắp Hàn Quốc trong 30 năm để thu thập lại công thức cũng như kỹ thuật nấu rượu makgeolli.

Những năm gần đây, Chính phủ Hàn Quốc cũng đã điều chỉnh các chính sách, xem rượu truyền thống là một di sản đáng tự hào và tiềm năng sinh lợi cho ngành công nghiệp. Trong năm 2016, Chính phủ Hàn Quốc đã cho phép các nhà máy sản xuất bia rượu và nhà máy chưng cất quy mô nhỏ bán các đồ uống có cồn. Vào những năm tiếp theo, đồ uống có cồn truyền thống được phép bán trực tuyến và giao hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Trong khi đại dịch Covid-19 đã ngăn cản người dân đến các quán bar, nhà hàng nhưng doanh số bán rượu makgeolli trực tuyến vẫn tăng vọt.

Ở các lớp học dạy cách nấu rượu makgeolli của ông Kim Kyung-seop, khoảng 1/2 số học viên đều là doanh nhân. Nhiều học viên trong lớp từ 50 tuổi trở lên cũng tìm niềm vui và đam mê ở công thức pha chế rượu makgeolli.

"Kể từ năm 2009, số lượng người có giấy phép sản xuất rượu makgeolli đã tăng 43%", Cục thuế quốc gia Hàn Quốc cho biết.

Phổ biến toàn cầu

Bà Jullia Mellor là một công dân Australia đến Hàn Quốc và tình cờ biết đến rượu makgeolli vào năm 2009.

Giờ đây, The Sool Company – một doanh nghiệp nhỏ của bà Mellor thường xuyên mở các lớp học và tư vấn về rượu makgeolli, hầu hết khách hàng đều đến từ nước ngoài. Công việc kinh doanh vẫn thu lợi nhuận gấp 4 lần trong thời gian dịch bệnh kéo dài hai năm.

Những khách hàng của bà từ Mỹ, Singapore và Đan Mạch và hầu hết đều sống trong cộng đồng người Hàn Quốc.

"Họ nhìn thấy người dân Hàn Quốc nhâm nhi rượu gạo makgeolli và muốn lan tỏa đồ uống này đến quốc gia họ sinh sống", bà nói. "Đây là sự khác biệt và thú vị. Mọi người sẽ thích khám phá những gì mà người dân trên thế giới chưa từng biết đến".

Bà Mallor tin tưởng rượu makgeolli sẽ hấp dẫn nhiều hơn với du khách nước ngoài.

Và rượu makegeolli đã lên kệ ở Mỹ và Áo trong năm nay. Ông Kim Min-kyu đã mang makgeolli đến Nhật Bản và giúp đồ uống này trở nên phổ biến giống như làn sóng Hallyu giữa những năm 2000 – thời điểm đánh dấu thành công của K-pop hay K-dramas. Các mặt hàng xuất khẩu văn hóa khác của Hàn Quốc như kim chi và đồ uống truyền thống đã trở nên phổ biến hơn ở Nhật Bản.

"Với nhiều người nước ngoài, quá trình lên men tự nhiên được xem là tốt cho sức khỏe, là một sản phẩm hữu cơ và sạch. Đó chính là loại rượu mà họ chưa từng thấy trước đây", ông Min-kyu nhận định.

Quyền lực "mềm" của Hàn Quốc đã lan rộng khắp châu Á trong vài năm qua. Ông Min-kyu cũng tin rằng rượu makgeolli có thể hòa chung với làn sóng này.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ