(Toquoc)-Vướng mắc trong đào tạo lực lượng kế thừa của cầu lông Việt Nam chưa hẳn là vấn đề… tiền đâu.
(Toquoc)-Vướng mắc trong đào tạo lực lượng kế thừa của cầu lông Việt
1- Tháng 9/2005, Nguyễn Tiến Minh lần đầu tiên xếp hạng 59 thế giới đơn nam. Một trong các nguyên nhân giúp Tiến Minh vươn lên vị trí này là anh được thi đấu 5 giải quốc tế thuộc hệ thống Liên đoàn Cầu lông thế giới (BWF) trong vòng 8 tháng đầu năm 2005, tức là nhiều gấp đôi tổng số giải quốc tế Minh được dự hàng năm trước đó.
Thời điểm đó, ít ai biết, để Nguyễn Tiến Minh có chuyến du đấu 3 giải liền nhau ở Singapore, Malaysia và Indonesia, đã có sự “góp gạo thổi cơm chung” từ Uỷ ban TDTT (cũ), Liên đoàn Cầu lông Việt Nam và Sở TDTT TP.Hồ Chí Minh.
Nguyễn Tiến Minh hạng 11 đơn nam.
Từ năm 2007 đến nay, năm nào Tiến Minh cũng được tạo điều kiện dự hơn 10 giải quốc tế, nhờ sự phối hợp của trung ương và địa phương, của nhà nước và tổ chức xã hội (Liên đoàn), bên cạnh sự hy sinh thầm lặng của gia đình và tấm lòng của Mạnh Thường Quân.
Ở “tour châu Âu” đầu tiên của Tiến Minh năm 2008, trong vòng 20 ngày, Tiến Minh “ngốn” hết hơn 8.000USD cũng nhờ 3 “đầu mối” gồm Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (giải Đức mở rộng), Liên đoàn Cầu lông Việt Nam (giải All England) và Sở VHTT&DL TP.Hồ Chí Minh (giải Thuỵ Sỹ mở rộng).
Riêng năm 2007, trong 11 giải quốc tế Tiến Minh đã thi đấu, có 7 giải do TP.Hồ Chí Minh chi kinh phí, 3 giải do trung ương chi và 1 giải do gia đình Minh tự túc.
Mới gói gọn trong kinh phí cho Nguyễn Tiến Minh thi đấu đã thấy lắm nỗi lo toan, chưa kể những khoản khác, đơn cử Công ty COFICO (do Chủ tịch Liên đoàn Cầu lông TP.Hồ Chí Minh Lê Đăng Xu làm TGĐ kiêm Chủ tịch HĐQT) tài trợ chi phí tập huấn ở
Nói thế để thấy rằng, ngay như kinh phí đầu tư cho các tài năng thể thao vẫn còn là chuyện phập phù!
2- Ngày 19/2/2009, Julia Wong Pei Xian (sinh năm 1987) đạt thứ hạng tốt nhất trong sự nghiệp đơn nữ của mình khi xếp thứ 16 bảng xếp hạng BWF. Lúc đó Wong cũng là tay vợt nữ
Theo HLV chuyên đơn của đội tuyển Malaysia Abdul Rashid M.Sidek (
Trong khi đó HCĐ đơn
Đối với các VĐV thuộc tuyển trẻ cầu lông Việt
Nguyễn Hoàng Hải HCĐ đơn
Điều kỳ lạ là, từ năm 2003 tới nay, tuyển trẻ cầu lông Việt Nam mới được “nuôi” tập huấn quanh năm, cuối cùng chỉ thi đấu 2- 3 giải/năm. Ví dụ, năm 2005 họ dự giải Satellite trên sân nhà và ở Đài Loan. Như vậy, thử hỏi làm sao yêu cầu VĐV dày dặn kinh nghiệm trận mạc và vươn lên trong thế giới cầu lông chuyên nghiệp được?
Theo bảng xếp hạng BWF ngày 31/12/2009, ngoại trừ Nguyễn Tiến Minh hạng 11 đơn nam, Lê Ngọc Nguyên Nhung hạng 75 đơn nữ, không có tay vợt Việt Nam nào khác nằm trong top 100 thế giới.
Thực tế này cho thấy, vướng mắc trong đào tạo lực lượng kế thừa của cầu lông Việt Nam chưa hẳn là vấn đề… tiền đâu, mà còn xuất phát từ cách làm thiếu định hướng, dẫn đến kế hoạch thiếu chu đáo, trong đó có cả thiếu chu đáo về kinh phí.
Thục Oanh