• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Không một kế hoạch dự phòng hậu JCPOA khiến Iran đối mặt loạt rủi ro

Thế giới 01/10/2020 19:21

(Tổ Quốc) - Theo tờ Asia Times, Tổng thống Rouhani không đưa ra bất kỳ điều gì mới tại Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 75 nhằm giải quyết căng thẳng sau khi Tổng thống Trump ra khỏi thỏa thuận hạt nhân 2015.

Theo tờ báo, Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 75 diễn ra từ ngày 22-29/9 chưa thể giải quyết được các vấn đề còn nan giải vì diễn biến dịch bệnh Covid-19. Khác với những năm trước, thành phố New York giờ đây không phải là điểm hẹn của các nhà lãnh đạo cấp cao và các phái đoàn cấp cao đổ về Manhatan đánh dấu sự kiện ngoại giao hoành tráng và là thỏi nam châm thu hút giới truyền thông thế giới.

Không một kế hoạch dự phòng hậu JCPOA khiến Iran đối mặt loạt rủi ro - Ảnh 1.

Tổng thống Rouhani. Ảnh: AFP

Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay giảm tải các cuộc gặp cấp cao giữa các nguyên thủ quốc gia và chính phủ cũng như các bài phát biểu trong phiên tranh luận chung vì dịch bệnh.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo thế giới đã gửi các tuyên bố thông qua video đã được ghi lại tại Đại hội đồng nhằm đảm bảo lịch trình của lễ ngoại giao hàng năm bất chấp diễn biến dịch bệnh.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani là một trong số những người phát biểu đầu tiên. Bài phát biểu trực tuyến của ông Rouhani diễn ra vào ngày 22/9 sau bài phát biểu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Mặc dù duy trì giọng điệu hòa giải nhưng Tổng thống Rouhani dường như không mang lại sự nổi bật trong bài phát biểu khiến giới quan sát có phần "vỡ mộng". Bởi các hi vọng giải tỏa bế tắc hạt nhân của Iran ngăn chặn sự sụp đổ của Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA), từ đó kiềm chế vòng luẩn quẩn đối với Mỹ và thu hẹp các biện pháp trừng phạt đang khiến người dân Iran bị tổn thương.

Đây là cơ hội cuối cùng để Tổng thống Rouhani có thể đại diện Iran trình bày cách thức giảm tải trừng phạt của Mỹ liên quan đến vấn đề hạt nhân thông qua Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Trong bài phát biểu, Tổng thống Rouhani chỉ trình bày các sáng kiến mang tính xây dựng của Iran trong việc thiết lập hòa bình và an ninh Trung Đông từ Iraq đến Yemen và Afghanistan. Iran cũng lên tiếng rằng đừng bận tâm đến những lời khẳng định của các chính trị gia Mỹ và một số nước phương Tây khi nói rằng các ảnh hưởng của Iran tới khu vực là xấu và gây bất ổn.

Có lẽ đỉnh điểm bài phát biểu là tuyên bố rằng Mỹ có thể không đàm phán và không chiến tranh với quốc gia Hồi giáo.

Bài phát biểu của Tổng thống Rouhani khẳng định Iran sẽ không đàm phán với Mỹ và Washington cũng sẽ không đủ can đảm tiến hành cuộc chiến chống lại Iran. Giới quan sát cho rằng, tuyên bố này gây chút thất vọng bởi các nhà lãnh đạo Iran không tính đến bất kỳ công thức thay thế nào, ít nhất là trong thời điểm Tổng thống Trump vẫn đang nắm quyền.

Các chuyên gia lên tiếng, động thái này không hề mang đến tính mới và hi vọng cho người dân Iran về cơ hội hồi phục kinh tế đất nước và khả năng nước này sẽ tiếp tục chịu sự cô lập kéo dài cho đến khi có thông báo mới khác.

Iran đã đủ thận trọng từ chối bãi bỏ thỏa thuận JCPOA khi Tổng thống Trump đơn phương hủy sự tham của Mỹ đối với thỏa thuận này vào tháng 5/2018. Bất kỳ hành động nào của Iran nhằm hủy bỏ JCPOA đều có thể dẫn đến cuộc biểu tình quân sự thảm khốc trong khu vực. Tuy nhiên, sự thận trọng của Iran đã vượt ra khỏi tính toán vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Tehran đã rút lại các cam kết kỹ thuật trong JCPOA và nhấn mạnh "kiên nhẫn chiến lược" của họ chỉ có giới hạn và không thể chờ đợi các thành viên còn lại trong JCPOA để tiếp tục thảo luận các phần tiếp theo.

Việc Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận JCPOA đã khiến chính phủ Iran mất cảnh giác và cam kết trong chiến dịch tranh cử sẽ xóa bỏ thỏa thuận "thảm khốc" với Iran nếu tái đắc cử.

Điều này diễn ra ngay sau khi Mỹ đưa JCPOA vào danh sách các hiệp ước và thỏa thuận quốc tế mà nước này từng bỏ qua dưới thời Tổng thống Trump. Quốc gia Hồi giáo chưa có bất kỳ Kế hoạch B dự phòng nhằm bảo vệ thỏa thuận Iran và nỗ lực ngăn chặn sự kết thúc của JCPOA.

Sau khi hủy bỏ thỏa thuận, Tổng thống Trump đã khôi phục lại tất cả các trừng phạt hoãn lại vào năm 2015 sau khi Iran và 6 siêu cường thế giới cũng như Liên minh châu Âu ký thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt. Việc khôi phục lại trừng phạt đồng nghĩa với việc đẩy kinh tế Iran một lần nữa rơi vào khó khăn nghiêm trọng.

Trước đó, sáng kiến JCPOA khiến Tehran phải chấp nhận thực tế rằng họ sẵn sàng nhượng bộ chương trình hạt nhân để không bị trói buộc trừng phạt kinh tế vốn dĩ đã phải chịu đựng trong nhiều thập kỷ.

Iran đã không phối hợp với châu Âu đầy đủ để tận dụng mâu thuẫn giữa Brussels và Washington nhằm hồi phục kinh tế. Trong khi châu Âu khẳng định cam kết duy trì thỏa thuận này thì chính quyền Tổng thống Rouhani lại vi phạm các điều khoản của JCPOA, tiếp tục làm giàu uranimum quá mức độ cho phép. Điều này dẫn đến việc khó khăn giữ lại JCPOA.

Tehran cũng lên tiếng từ chối tham gia các cuộc đàm phán mới với chính quyền Tổng thống Trump nhằm khôi phục JCPOA hoặc tiến tới một thỏa thuận mới. Giới quan sát cho rằng, về bề ngoài, Tehran đã không khéo léo từ các động thái nhưng thực tế nền kinh tế nước này đang chạm đáy và với giao dịch bằng đô la Mỹ tăng cũng như lạm phát đạt mức chưa từng có, Iran có lẽ đang ở bở vực của cuộc khủng hoảng xã hội toàn diện.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ