• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kỉ nguyên số trước quan ngại từ nền kinh tế ngầm

Thế giới 13/09/2018 22:35

(Tổ Quốc) - Trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018), phiên thảo luận về Các công cụ kĩ thuật số và nền kinh tế ngầm đã diễn ra sáng ngày 13/9.

Theo ông Gerard Baker – biên tập viên độc lập của tờ Wall Street Journal (WSJ), trong những năm vừa qua đã xuất hiện một số nhân tố xấu trong nền kinh tế, như buôn bán ma tuý, nạn lạm dụng tình dục, hay các bên xâm phạm quy định về môi trường, buôn bán động vật hoang dã. Những đối tượng phạm tội còn sử dụng các công cụ kĩ thuật số để tiến hành các hoạt động thương mại bất hợp pháp, tránh sự giám sát của các cơ quan chức năng và tìm cách mang lại nhiều nguồn lợi hơn.

Tại sự kiện trên, bà Julia Walker Trưởng ban phát triển thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương của Thomson Reuters đã chia sẻ về cách sử dụng và khai thác công nghệ số để truy tìm và đối phó được những hoạt động trong nền kinh tế ngầm.

Bà Julia Walker Trưởng ban phát triển thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương của Thomson Reuters. 

Sự nguy hiểm của nền kinh tế ngầm

Theo bà Julia, ngày nay có trên 40 triệu người được coi là “nô lệ thời hiện đại” – họ là những nạn nhân của tội phạm buôn bán người và doanh thu hàng năm của loại hình tội phạm này lên tới hơn 100 ty USD- gấp 3 lần lợi nhuận của Apple – tương đương doanh số bán ra của ngành công nghiệp thể thao toàn thế giới. Có rất nhiều người cho rằng đây là loại hình tội phạm tài chính và không có tác hại thực chất với xã hội. Nhưng trên thực tế, sự thật hoàn toàn không như vậy. Theo đó, tội phạm ở một số nước đã đẩy các nạn nhân vào nạn cưỡng bức tình dục và có rất nhiều nạn nhân là  lao động  trẻ em trên thế giới và nạn tội phạm này xảy ra ngày càng trầm trọng hơn.  

Ngoài ra còn có các loại hình tội phạm tài chính khác, như tội phạm tham nhũng hay rửa tiền. Theo số liệu bà Julia cung cấp, trên thế giới hiện có khoảng 25 tổ chức có liên quan đến hối lộ, tham nhũng, và trên 175 triệu người có liên quan đến loại hình này. Còn về rửa tiền thì hiện có khoảng 2.4 nghìn tỷ USD đang được rửa tiền thông qua hệ thống tài chính thế giới hàng năm. Vấn nạn rửa tiền cũng là một vấn nạn toàn cầu và sẽ còn tiếp diễn trong tương lai. Trong năm 2011, một ban phụ trách về ma tuý và tội phạm đã đề cập đến giải pháp phong toả những nguồn tài chính bất chính như vậy, tuy nhiên hiện nay chưa tận dụng thực sự hiệu quả cơ chế này.

Giải pháp thời công nghệ số

Bà Julia cho rằng, nếu muốn xử lí những loại tội phạm trên thì phải làm gián đoạn dòng lưu chuyển của nguồn tiền bất chính này. Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu cơ chế khuyến khích thực hiện các hành động ngăn chặn như vậy.

Mạng lưới dữ liệu liên kết về vụ tấn công tại Paris và Brussel.

Trong khi đó, ngày nay cũng đang có sự trỗi dậy của nhiều loại hình công nghệ khác nhau, trong khi đề cập đến những cơ hội mở ra của Cách mạng công nghiệp 4.0 thì trong một diễn đàn phòng chống tội phạm khác cũng đã từng nói tới việc tội phạm cũng đang tận dụng những công nghệ này.

Trong bối cảnh này đang nổi lên các loại hình tội phạm mạng và Interpol cũng đã từng đề cập đến mạng đen. Hiện tại blockchain (công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức tạp) và nhiều loại hình công nghệ khác đã xuất hiện. Nếu như sử dụng blockchain hiệu quả thì đây là một phương tiện hiệu quả để quản trị, thúc đẩy chuỗi cung ứng, thúc đẩy thị trường vốn. Một tính năng ưu việt của công nghệ này là tạo điều kiện tăng cường tính minh bạch. Đã có 1 công ty sử dụng công nghệ này để lần theo “dấu vân tay” của tài sản, theo dõi tài sản, biết được các quá trình chuyển giao, mua bán và để đảm bảo nguồn thu cho chính phủ. Ngoài ra cũng có một công ty công nghệ khác đi đầu trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ, và họ cũng tập trung vào các mục tiêu nhân đạo, hỗ trợ cho người tị nạn, trong đó có hỗ trợ cho Tổ chức Chữ thập đỏ, hỗ trợ cho Syria hay hỗ trợ gạo cho người dân.

Dữ liệu và khả năng tận dụng dữ liệu

Cũng theo bà Julia, để ngăn chặn mạng lưới tội phạm thì phải chia sẻ dữ liệu thông tin, xác định các đầu mối thông tin khác nhau, từ đó liên kết, khai thác, phân tích thông tin. Như trong vụ tấn công ở Paris và Brussel, các dữ liệu đã được liên kết giữa nhiều bên liên quan, các nhà hàng, địa điểm ở khu vực bị tấn công, các định chế tài chính và luồng tiền di chuyển qua được xác định là có liên quan. Sức mạnh của dữ liệu có thể được khai thác một cách hữu ích như vậy.

Về các luồng tài chính ngầm, trên toàn cầu phải chia sẻ dữ liệu về tài chính để các đội đặc nhiệm về phòng chống tội phạm tài chính ngăn chặn đối tượng tội phạm liên quan, bà Julia nhận định.

Bà Julia cũng đề cập đến đồ thị tri thức – một khái niệm tương đối mới mà Google cũng đã sử dụng để thực hiện các chức năng tìm kiếm. Ngoài ra còn có siêu dữ liệu, gắn thẻ có thể tận dụng được trong nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành tài chính. Nhiều đơn vị tình báo cũng có thông tin về những người có thể là mối đe doạ, rủi ro tiềm ẩn khi liên kết các dữ liệu với nhau. Trên phương diện tài chính, kinh tế, hiện nay chúng tôi đang thúc đẩy các quốc gia mở rộng hệ thống đăng kí những cá nhân liên quan đến doanh nghiệp để biết được người chủ thực sự là ai, khai thác tất cả đối tượng liên quan để từ đó tìm hiểu được mối liên hệ giữa họ. Trong khi đó, cũng phải chú ý đến tính bảo mật an ninh dữ liệu, như châu Âu, khi chia sẻ dữ liệu qua biên giới quốc gia họ đã có một bộ quy tắc về bảo mật an ninh dữ liệu.

Theo bà Julia, đề cập đến tính chất dữ liệu mở và minh bạch, nếu tính đến những cơ chế thực thi pháp luật, nếu như chúng ta có khung pháp lí mạnh, có những đối thoại mở có cơ chế pháp lí mạnh mẽ, thì người dân có thể đóng một vai trò giám sát phổ biến và mạnh mẽ hơn.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ