• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kinh tế toàn cầu năm 2020: Tìm đường vượt lên "u ám"

Kinh tế 28/01/2020 14:32

(Tổ Quốc) - Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 dự kiến ​​sẽ tăng với tốc độ khoảng 3,4% về sức mua tương đương so với mức trung bình dài hạn của thế kỷ 21 là 3,8% mỗi năm, theo dự đoán mới của PwC.

PwC dự đoán rằng năm 2020 sẽ là năm của sự cân bằng chậm trong nền kinh tế toàn cầu, khi căng thẳng thương mại tiếp tục tạo ra thách thức cho chuỗi cung ứng toàn cầu và sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, PwC cho rằng ngành dịch vụ sẽ vẫn là một điểm sáng cho thương mại toàn cầu, với tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu được dự đoán sẽ đạt mức kỷ lục 7 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Hoa Kỳ và Anh có thể vẫn là nhà xuất khẩu dịch vụ hàng đầu, mặc dù Trung Quốc dự kiến sẽ vượt qua Pháp, đẩy Paris xuống vị trí thứ tư trong năm 2020.

Triển vọng không chắc chắn cho thương mại toàn cầu

Bức tranh tổng thể cho năm 2020 là tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục với tốc độ khiêm tốn, khi các nền kinh tế lớn sẽ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh kinh tế biến động và tăng sự phụ thuộc vào tiêu dùng hộ gia đình - giá trị có thể trở thành một nguồn tăng trưởng chính thay vì xuất khẩu và đầu tư.

Kinh tế toàn cầu năm 2020: Tìm đường vượt lên "u ám" - Ảnh 1.

Kinh tế thế giới năm 2020 dự kiến sẽ có nhiều biến động. Ảnh: finchannel.

Toàn cầu hóa là một yếu tố định hình của nền kinh tế toàn cầu kể từ những năm 1970. Tuy nhiên, khối lượng hàng hóa toàn cầu được giao dịch đang chậm lại và thậm chí còn bị đảo ngược trong năm 2019. Cùng với sự suy giảm sức mạnh của cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12 năm 2019, chúng ta có thể thấy nhiều thời điểm thách thức hơn nữa đối với thương mại toàn cầu.

"Chúng ta nên thấy rõ đây là giai đoạn chậm lại - hội nhập và dòng chảy thương mại vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn. Trước mối tương quan giữa dòng chảy thương mại hàng hóa và tăng trưởng kinh tế, có thể dự đoán tác động tương tự đối với tăng trưởng dưới mức trung bình trong nền kinh tế toàn cầu vào năm 2020", Barret Kupelian, nhà kinh tế cao cấp tại PwC, Anh nói.

Nhiều việc làm hơn nhưng không trải đều

PwC cho rằng khối G7 sẽ tiếp tục tạo ra công ăn việc làm, với khoảng 2 triệu công việc. 80% số này sẽ được tạo ra ở Mỹ, Anh và Nhật Bản. Khi nguồn tài nguyên lao động trong G7 cạn dần, thu nhập sẽ tiếp tục quỹ đạo đi lên. Nhưng trong trường hợp năng suất không cải thiện, tỷ suất lợi nhuận của các công ty có thể bị giảm đi.

Tương tự, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng dự đoán bảy nền kinh tế mới nổi lớn nhất - E7 (Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico, Nga, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ), sẽ tạo ra khoảng 8 triệu việc làm. Các dự báo việc làm của ILO đối với G7 cũng cho thấy rằng các công việc sẽ được cả nam và nữ đảm nhận. Tuy nhiên, trong E7, ILO dự đoán các công việc sẽ không còn phân chia theo giới tính.

Ấn Độ trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu

Theo ước tính mới nhất của IMF, năm 2019 là năm Ấn Độ vượt qua Vương quốc Anh và Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Đây là một quá trình vẫn đang diễn ra và Ấn Độ có khả năng vượt qua Đức trước năm 2025 và Nhật Bản trước năm 2030 để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới sau Trung Quốc và Mỹ. Pháp và Anh sẽ rơi xuống vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng, và vị trí của họ sẽ phụ thuộc vào giá trị của bảng Anh so với đồng euro – loại tiền tệ có thể vẫn không ổn định vào năm 2020.

Sản lượng dầu của Hoa Kỳ tương đương với một nửa OPEC

Tiêu thụ năng lượng tái tạo và hạt nhân toàn cầu sẽ chiếm hơn 20% mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu- mức cao nhất từng có. Sự gia tăng của năng lượng tái tạo phản ánh cách các doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ đang thích nghi và thay đổi thái độ của họ đối với chính sách năng lượng.

Trung Quốc dự kiến sẽ là nước tiêu thụ năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, sau đó là châu Âu. Tuy nhiên, dầu mỏ dự kiến sẽ tiếp tục là nguồn năng lượng phổ biến nhất trong năm 2020 đối với nền kinh tế thế giới, tiếp theo là than đá và khí đốt tự nhiên. Mỹ và Trung Quốc sẽ vẫn là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào năm 2020.

Dân số toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay nhưng triển vọng tăng trưởng cũng thấp cũng nhất

Vào năm 2020, dân số thế giới có thể đạt 7,7 tỷ người, tăng khoảng 10% so với một thập kỷ trước. Trung Quốc, Ấn Độ và vùng châu Phi cận Sahara dự kiến sẽ đóng góp khoảng một nửa mức tăng dân số hàng năm của thế giới. Đồng thời, số người trên 60 tuổi trên toàn cầu dự kiến sẽ vượt mốc một tỷ. Trung Quốc dự kiến sẽ có số lượng người trên 65 tuổi lớn hơn tất cả sáu nền kinh tế mới nổi lớn nhất khác.


An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ