• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Kỳ 2: Hồng Sơn, Tấn Trường và người gác đền định mệnh

Thể thao 07/12/2016 10:10

(Tổ Quốc) -Bóng đá Việt đang khan hiếm thủ môn giỏi ! Hơn một thập kỉ qua chúng ta đã cho ra lò hàng trăm thủ môn nhưng những người đi vào ngôi đền huyền thoại của bóng đá Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cùng phóng viên Tổ Quốc điểm lại những người gác đền nổi tiếng đã gắn liền với bao thế hệ người dân Việt Nam hơn một thập kỉ qua.

Dương Hồng Sơn, gã thủ môn bất đắc dĩ của định mệnh

Cũng giống như Thế Anh, thủ môn Dương Hồng Sơn đã có lúc phải thi đấu ở vị trí trung vệ, rồi đến hậu vệ vì thể hình được đánh giá khá khiêm tốn – 1m76. Nhưng những nỗ lực từ niềm đam mê thủ môn cháy bỏng đã giúp anh cùng đội tuyển Việt Nam làm nên lịch sử với tấm HCV AFF Cup 2008.

Xuất thân trong gia đình lao động ở Nghệ An, với niềm đam mê đá bóng từ nhỏ, anh được CLB trẻ của SLNA chú ý đến. Mặc dù vậy, dưới thời HLV Nguyễn Thành Vinh, anh đã từng phải đá trung vệ và hậu vệ bởi thể hình nhỏ bé của mình, nhưng cả 2 vị trí này đều không thành công. Sau đó, huấn luyện viên Nguyễn Hồng Thanh đã nói với anh:"Những thủ môn nhỏ bé, nếu chăm chỉ luyện tập, tự tin và có năng khiếu vẫn trở thành những thủ môn tốt".Và từ đó, ông lại đưa Hồng Sơn trở về với vị trí thủ môn.

Thi đấu ấn tượng trong màu áo của SLNA, thậm chí anh còn giúp Hà Nội ACB thăng hạng trong vị trí “thủ môn cho mượn”. Thủ thành này chính là bản hợp đồng đình đám đầu tiên mà bầu Hiển chiêu mộ sau khi gia nhập vào làng bóng Việt Nam. Đầu mùa 2008, bầu Hiển đã vung tay hơn 2 tỷ đồng- con số kỷ lục thời điểm ấy- để có được sự phục vụ của Dương Hồng Sơn trước những chèo kéo quyết liệt từ đối thủ là Hải Phòng. Với Dương Hồng Sơn là trụ cột trấn giữ trong khung gỗ, Hà Nội T&T đã giành vé thăng hạng V-League, sau đó lập kỷ lục vô tiền khoáng hậu với 2 chức vô địch, 4 ngôi Á quân giải đấu số 1 Việt Nam trong 6 mùa bóng liên tiếp.

Với cá nhân thủ thành xứ Nghệ, sức bật từ đội bóng Thủ đô giúp anh chơi thăng hoa. Dương Hồng Sơn được huấn luyện viên Alfred Riddle gọi cho Asia Cup 2007. Anh đã chơi rất tốt trong các trận tiếp UAE và Quatar, giúp Việt Nam vào Tứ kết nhưng đã để thua trước Iraq, đội bóng sau đó đã vô địch giải. Tại AFF Suzuki Cup 2008, anh đã góp công lớn giúp đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup lịch sử. Thủ môn này cũng ẵm luôn giải thưởng "Cầu thủ xuất sắc nhất AFF Cup 2008" và danh hiệu "Quả bóng vàng Việt Nam 2008".

Bùi Tấn Trường – Người gác đến có chiều cao tốt nhất Đông Nam Á

Tài năng của Tấn Trường bắt đầu được phát hiện khi anh còn đi học ở trường THCS Lai Vung. Khi đó anh lớp 7 nhưng đã cao tới 1m77 và được chọn vào vị trí thủ môn. Sau một lần xem Trường thi đấu, Sở Thể dục Thể thao đã quyết định chọn anh vào đội năng khiếu. Sau đó, Trường càng chơi càng hay. Tấn Trường trưởng thành trong màu áo Đồng Tháp, anh đã chơi qua cho các đội U18 và U21 của Đồng Tháp. Tấn Trường bắt đầu chiếm được vị trí số một trong khung thành Đồng Tháp từ năm 2007, chính xác là sau trận gặp Hà Nội ACB. Thủ môn cao gần 1m90 này đã từng ghi một bàn thắng trong trận gặp Đồng Tâm Long An ở V-League 2007, trận đó hai đội hoà 2-2.

Ở cấp độ quốc tế, Trường đã được gọi vào đội U20 Việt Nam từ năm 18 tuổi. Năm 2007, anh được triệu tập vào đội U23 Việt Nam tham dự Sea Games 24 ở Thái Lan, là thủ môn thứ ba sau Tô Vĩnh Lợi, Trần Đức Cường.Năm 2008, Tấn Trường cùng đội U22 Việt Nam vô địch Merdeka Cup sau khi đánh bại Malaysia ở trận chung kết. Đặc biệt, Tấn Trường còn góp công khi cản phá một quả penalty giúp Việt Nam vô địch Thủ môn này đã được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2011. Anh có trận ra mắt ở trận lượt về gặp Syria. Ở Sea Games 25 ở Lào, Trường được chọn là thủ môn chính của đội và còn là đội phó. Ở trận ra quân của đội U23 Việt Nam, Tấn Trường đã thi đấu rất tốt cho tới khi mắc sai lầm khi xử lí không quyết đoán để bị thủng lưới.Trận đó kết thúc với tỉ số 1-1 khi Hoàng Đình Tùng sút thành công quả penalty ở những phút cuối.

Trần Nguyên Mạnh – Niềm kỳ vọng vào đỉnh cao AFF

Hiện tại, Nguyên Mạnh được xem là ứng cử viên số 1 cho một suất bắt chính ở đội tuyển Việt Nam. Xuyên suốt kể từ thời HLV Toshiya Miura và đến nay là Hữu Thắng, thủ thành sinh năm 1991 này luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong khung gỗ của ĐTQG.

Nguyễn Mạnh bắt đầu được chú ý với màn trình diễn xuất sắc ở mùa giải 2013, HLV Hoàng Văn Phúc quyết định triệu tập anh vào đội tuyển U23 Việt Nam đi tập huấn nước ngoài và dự SEA Games 27. Mặc dù thể hiện khá tốt trong những trận được bắt chính, tuy nhiên, Mạnh vẫn chỉ là sự lựa chọn thứ 2 trong khung gỗ của đội tuyển U23 Việt Nam sau người đàn em Trần Bửu Ngọc. Sau đó, VFF quyết định thay HLV trưởng đội tuyển Việt Nam là HLV Miura Toshiya. Nguyên Mạnh tiếp tục được HLV người Nhật Bản triệu tập vào đội tuyển và Mạnh được vị chiến lược gia này chọn cho vị trí gác đền số 1 của tuyển.

Tính cả giao hữu lần những trận đấu chính thức, Nguyên Mạnh có số lần ra sân thi đấu nhiều hơn hẳn cả Tuấn Mạnh, Tuấn Linh và Văn Lâm gộp lại. Nhờ vậy cảm giác, sự tự tin và kinh nghiệm thi đấu quốc tế cũng ngày một lớn hơn đối với thủ thành người Nghệ An.

Ngoài ra, Nguyên Mạnh còn có điểm mạnh trong những tình huống không chiến. Khả năng phát động tấn công tốt cùng kỹ thuật bắt phạt đền cũng là yếu tố giúp anh có được lòng tin trong mắt Ban huấn luyện đội tuyển Việt Nam.

Ở AFF Cup 2016, Nguyên Mạnh được HLV Hữu Thắng tiếp tục tin tưởng cho vị trí bắt chính của đội tuyển Việt Nam. Không phụ sự kỳ vọng của BLĐ và NHM, anh đã thi đấu xuất sắc, là chỗ dựa quan trọng giúp đội tuyển Việt Nam vượt qua vòng Bảng với thành tích toàn thắng. Với phong độ rất tốt, anh chính là điểm tựa vững chắc trên con đường đưa đội tuyển Việt Nam giành lại ngôi vương AFF Cup lịch sử.

Đỗ Bảo – Đăng Huy

NỔI BẬT TRANG CHỦ