• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Leo thang biên giới Trung - Ấn: Delhi khước từ đề xuất hòa giải từ TT Trump

Thế giới 29/05/2020 13:52

(Tổ Quốc) - Theo tờ SCMP, Tổng thống Mỹ được cho là không biết Mỹ và Ấn Độ chung đường biên giới cho tới khi ông nhậm chức.

Một ngày sau khi Trung Quốc dường như dịu hơn về tranh chấp biên giới với Ấn Độ, các nguồn tin ở New Delhi đã chặn đứng bất kỳ đề nghị nào về việc hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước láng giềng có vũ trang hạt nhân. Còn chính phủ Ấn Độ thì chính thức từ chối lời đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc hòa giải.

Các nguồn tin từ Ấn Độ đã phản bác việc rút quân khỏi các vị trí tiền phương và cho biết sẽ không có sự leo thang xung đột ngay lập tức, dù các lực lượng đã rơi vào căng thẳng trong trong ba tuần ở nhiều khu vực khác nhau của Ladakh, nơi Ấn Độ có biên giới với Trung Quốc và Pakistan.

Tín hiệu khó lường từ Mỹ

Lập trường cứng rắn này đã định hình sau khi ông Trump tweet vào tối thứ Tư rằng ông đã sẵn sàng và có thể hòa giải tình trạng được cho là một cuộc sóng gió biên giới.

Nhưng trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Năm, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã từ chối lời đề nghị này, nói rằng họ đã liên lạc với Trung Quốc để giải quyết tình hình một cách hòa bình.

Leo thang biên giới Trung - Ấn: Delhi khước từ đề xuất hòa giải từ TT Trump - Ảnh 1.

Tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã leo thang trong những ngày gần đây. Ảnh: AP.

"Hai bên đã thiết lập các cơ chế ở cả cấp độ quân sự và ngoại giao để giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong khu vực biên giới một cách hòa bình thông qua đối thoại và tiếp tục liên lạc thông qua các kênh này", phía Ấn Độ cho biết và khẳng định lại lập trường lâu dài của Ấn Độ về giải quyết tranh chấp song phương.

"Quân đội Ấn Độ thực hiện một cách tiếp cận rất có trách nhiệm đối với việc quản lý biên giới và tuân thủ nghiêm ngặt các tiến trình được đưa ra trong các thỏa thuận và giao thức song phương khác nhau với Trung Quốc để giải quyết bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh", cơ quan này cho biết.

Phản ứng chính thức của Ấn Độ được đưa ra trong bối cảnh có sự lo ngại về lập trường chính xác của giới lãnh đạo Mỹ.

Vài ngày sau khi nhà ngoại giao hàng đầu của Washington về Nam Á, Alice Wells, ủng hộ các tuyến bố của Ấn Độ và yêu cầu họ chống lại những hành động leo thang của Trung Quốc, một số nhà quan sát cho rằng tweet của ông Trump lại ngụ ý rút lại sự hỗ trợ đó.

Theo sự giải thích của một cựu quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ, bằng cách đề cập đến cả Ấn Độ và Trung Quốc trong cùng một câu, tweet này không thể hiện bất kỳ mối quan tâm hay ủng hộ đáng kể nào đối với Ấn Độ, rõ ràng là đồng minh thân thiết hơn. Dòng tweet này củng cố lý do tại sao Ấn Độ không thể phụ thuộc vào Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống hiện tại.

Anil Wadhwa, một đại sứ Ấn Độ đã nghỉ hưu và là nhà phân tích chính sách đối ngoại, đã bác bỏ hoàn toàn dòng tweet này. "Lời nói này chỉ có ý nghĩa đối với khán giả trong nước và nó được viết ra để khiến cử tri của ông ấy cảm thấy được Tổng thống Trump là một chính khách", ông nói. "Chúng tôi cần bỏ qua nó".

Mặc dù ông Trump từng có những lần đề nghị Hoa Kỳ làm trung gian giữa Ấn Độ và Pakistan, nhưng đây là lần đầu tiên ông đưa ra lời đề nghị như vậy với Ấn Độ và Trung Quốc.

Lời đề nghị của ông Trump đưa đưa ra bất chấp một tuyên bố được một cuốn sách phát hành năm nay đề cập rằng nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí còn không nhận thức được rằng Trung Quốc và Ấn Độ có biên giới với nhau cho đến đầu nhiệm kỳ tổng thống. Cuốn sách A Stable Genius: Donald J Trump's Testing of America đã trích dẫn một cuộc gặp giữa Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, trong đó ông Trump nói với ông Modi rằng Ấn Độ và Trung Quốc không có chung biên giới.

Trong thực tế, hai nước có chung đường biên giới dài 3.488 km (2.167 dặm) và trải qua bảy thập kỷ tranh chấp trên các vùng lãnh thổ dọc theo biên giới này.

Sóng gió chưa thể dịu

Hôm thứ Tư, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Sun Weidong, trong một hội thảo trực tuyến về hợp tác Trung Quốc-Ấn Độ liên quan đến virus corona, cho biết hai quốc gia không đặt ra mối đe dọa với nhau.

Chúng tôi nên nhìn nhận chính xác sự khác biệt giữa hai bên và không bao giờ để sự khác biệt che mờ tình hình chung của hợp tác song phương. Việc nhận ra 'Rồng và Voi nhảy múa cùng nhau' là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất cho Trung Quốc và Ấn Độ, theo ông Weidong.

Trước đó một ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đã gọi tình hình tại biên giới là ổn định và có thể kiểm soát được.

Cả hai tuyên bố này đều được New Delhi nhìn nhận là các dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tìm cách giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn nghi ngại khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường giữ im lặng về vấn đề này khi phát biểu tại một cuộc họp báo vào chiều thứ Năm. Nhà phân tích Anil Wadhwa cho rằng New Delhi dường như chưa tin vào tuyên bố nào của Trung Quốc.

"Cuộc khủng hoảng chưa thể kết thúc. Người Trung Quốc đã cho thấy, hết lần này đến lần khác, rằng họ có thiên hướng tạo ra những tiếng động đúng nhưng sau đó làm bất cứ điều gì họ muốn. Do đó, cho đến khi có sự thay đổi trong tình hình thực địa, không có gì biến chuyển", ông Anil Wadhwa nói.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ