• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lo ngại Mỹ rút quân khỏi Đức khiến châu Âu phải có tính toán mới

Thế giới 02/10/2020 20:03

(Tổ Quốc) - Châu Âu phải có khả năng tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa vũ khí thông thường từ phía đông, đông nam hay phía nam.

Tronng khi Lầu Năm góc và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tuyên bố việc rút quân của Mỹ đang được tiến hành vì lý do chiến lược thì Tổng thống Trump lại nói rõ rằng động thái này nhằm trừng phạt Đức vì không đáp ứng đúng cam kết của NATO đóng góp 2% GDP vào quốc phòng. Đây cũng chính là vấn đề khiến quan hệ giữa Washington và Berlin liên tục căng thẳng trong thời gian qua.

Lo ngại Mỹ rút quân khỏi Đức khiến châu Âu phải có tính toán mới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Newsweek

Đảng cánh hữu Đức AfD bày tỏ ủng hộ động thái Mỹ rút 12.000 quân Mỹ ra khỏi Đức nhưng cho rằng điều này có khiến quan hệ giữa Đức và Mỹ trở nên căng thẳng.

Phát biểu trên Newsweek, AfD nói, Đảng này ủng hộ việc rút quân của Mỹ. AfD từng kêu gọi quân đội Mỹ rời khỏi Đức cùng với việc đưa vũ khí hạt nhân của Mỹ triển khai tại các căn cứ của Đức. Nếu làm như vậy thì sẽ khiến cho châu Âu trở nên yên bình hơn một chút.

Ông Armin-Paulus Hampel, người phát ngôn chính sách đối ngoại của nhóm nghị sĩ AfD trong Quốc hội Đức khẳng định rằng bất kỳ thách thức nào xảy ra với Đức vì sự thờ ơ đều khiến cho quan hệ với Mỹ trở nên tồi tệ hơn.

Chính phủ liên bang đang phỏng đoán khả năng áp lực của Mỹ chỉ đến từ Tổng thống Donald Trump", ông Hampel nói trên Newsweek, "điều này được xem là quan trọng bởi vì Tổng thống Trump đang trong chiến dịch tranh cử"

"Berlin dường như hoàn toàn bỏ quá thực tế rằng quyết định thông qua từ sự đồng thuận của các quan chức chính quyền của Mỹ nhằm khuyến khích Đức thực hiện các nghĩa vụ liên minh của mình", ông Hampel nói thêm đồng thời nhắc tới chi tiêu quốc phòng của Đức.

Tổng thống Trump khẳng định Đức vi phạm vì đã không thực hiện đúng cam kết hỗ trợ ngân sách cho NATO theo thỏa thuận giữa các thành viên NATO tại hội nghị thượng đỉnh năm 2014 ở Anh. Cho đến năm 2024, các thành viên NATO phải đạt được mục tiêu và cho đến nay chỉ có 9 trong số 30 quốc gia của NATO thực hiện đúng quy định. Đức đóng góp khoảng 1,4% GDP vào quốc phòng. Tổng thống Trump đã lên tiếng chỉ trích nhưng chính thất vọng vì chi tiêu quốc phòng thấp của Đức mới là chủ đề gây tranh cãi cho chính quyền tiếp theo của Mỹ.

"Dưới thời cựu Tổng thống Obama, thâm hụt chi tiêu quốc phòng của Đức cũng từng bị chỉ trích", ông Hampel nói.

Cùng với các căng thẳng về dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 2 với Nga, ông Hampel cảnh báo rằng việc quân đội Mỹ rời khỏi Đức và vấn đề tranh chấp chi tiêu quốc phòng có khả năng nhấn chìm quan hệ giữa Washington và Berlin trong thời gian tới.

"Châu Âu phải có khả năng tự bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa vũ khí thông thường từ phía đông, đông nam và phía nam. Thêm vào đó, châu Âu phải xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cùng với các công ty công nghiệp nhằm tạo ra thành trì vững chắc tránh hoặc giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược vào các siêu cường khác, đặc biệt là Trung Quốc", ông nói.

Trong khi đó chính quyền Thủ tướng Merkel liên tục chỉ trích kế hoạch rút quân của Mỹ. Phó phát ngôn viên chính phủ - Ulrike Demmer nói trong tháng Tám rằng Thủ tướng Merkel tin tưởng binh sĩ đồn trú tại căn cứ của Đức là điều rất quan trọng và tốt đẹp đồng thời nhấn mạnh rằng quan hệ song phương hai nước vẫn duy trì bất chấp kế hoạch.

Các đại diện của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ cũng lên tiếng chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump rút quân khỏi Đức trong phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ ngày 30/9.

Quyền Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách – ông James Anderson đã đưa ra lời giải thích trước quyết định này tuy nhiên, các nghị sĩ vẫn tỏ ra thất vọng và lo ngại về diễn biến Lầu Năm Góc tái triển khai quân linh hoạt tại châu Âu.

Nghị sĩ Hạ viện Mac Thornberry đã cho rằng quyết định rút quân của Mỹ đến từ một số nhân viên Nhà Trắng.

"Theo một số quan điểm của người dân, có vẻ như Mỹ đang giảm bớt sự hiện diện quân đội ở châu Âu vào thời điểm Nga đang là thách thức lớn", ông Bradley Byrne – Nghị sĩ Đảng Cộng hòa cho biết.

Giới nghiên cứu cho rằng, việc Mỹ rút quân khỏi Đức và luân chuyển quân lính đến các quốc gia khác ở Châu Âu cũng như kế hoạch đưa quân về nước đối mặt với nhiều lỗ hổng quân sự.

Trong nhiều thập kỷ, quân binh Mỹ đã đóng quân ở Đức nằm ở cả hai bờ Đại Tây Dương được xem là nền tảng của tạo nên trật tự thời hậu Thế chiến II. Trong thời điểm căng thẳng đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã duy trì tới 400.000 quân ở châu Âu, phần lớn là ở Đức.

Theo hãng CNN, giống với trường hợp từng xảy ra trong các thập kỷ qua, lý do các căng thẳng đẩy lên đỉnh điểm vẫn là Nga và mối đe dọa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, cựu Ngoại trưởng Ba Lan Jacek Czaputowicz gợi ý. Trong khi đó, theo các quan chức tại Mỹ và các đồng minh NATO, động thái điều động lại quân binh của Mỹ có thể tiếp tục mang lại lợi thế cho Moscow.

Thượng nghị sĩ Mỹ Mitt Romney tuyên bố kế hoạch này "được ví như một sai lầm nghiêm trọng" và là "một món quà cho chính nước Nga".

Người đứng đầu Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Đức – ông Norbet Roettgen cũng viết trên Twitter rằng: "Thay vì huy động tăng cường quân lính Mỹ cho NATO thì động thái này lại được xem như đang làm suy yếu cho liên minh".

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ