• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Lỗi lầm trả giá đắt khi tin Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân

Thế giới 18/07/2017 21:44

(Tổ Quốc) -Bình Nhưỡng dưới chính quyền Kim Jong Un sẽ xem các vũ khí hạt nhân là phương tiện quyền lực duy trì thể chế và bất khả xâm phạm, tờ scmp dẫn tin.

Quyền lực hạt nhân của Triều Tiên

Triều Tiên liên tục khó đoán trong các vụ thử tên lửa và dường như làm chủ mọi động thái. Bình Nhưỡng luôn cho thấy, người dân của họ vẫn tôn thờ thể chế chính quyền họ Kim trong các lễ kỷ niệm ngày sinh của lãnh đạo tiền nhiệm.

Phần nào người dân Triều Tiên đang bị “tẩy não” bởi chính quyền của họ. Ảnh:SCMP

Nhiều người trong số chúng ta có thể nhìn thấy phần nào người dân Triều Tiên đang bị “tẩy não” bởi chính quyền của họ. Các nhà quan sát cho rằng, Bình Nhưỡng đang ảo tưởng về năng lực và sức mạnh của mình.

“Sự lừa rối” là một khái niệm duy nhất để định hình lúc này khi thế giới tỏ ra hi vọng Triều Tiên có thể từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Chính quyền Kim Jong Un dường như đang xa vời thực tế và ảo tưởng về công nghệ hạt nhân của Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã bắt đầu chương trình hạt nhân từ những năm 1950 và vẫn tiếp tục duy trì đến tận hiện tại, các nhà phân tích cho biết.

Xét theo khía cạnh lợi ích riêng, lý do này hoàn toàn đơn giản và lôgic. Đối với một chính quyền độc tài, sức mạnh hạt nhân là bảo hiểm an ninh cho Bình Nhưỡng và là một phép màu đối phó với các thách thức từ Mỹ hay các siêu cường khác, các nhà quan sát cho biết.

Kho vũ khí hạt nhân là thiết bị quyền lực để đối phó với “khiêu khích” từ Hàn Quốc và Mỹ đồng thời cũng ngăn chặn bât cứ kẻ thù nào tại bán đảo Triều Tiên.

Tham vọng không thể từ bỏ

Triều Tiên vừa tiến hành vụ thử tên lửa liên đạn đạo thành công. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã tuyên bố: “Sẽ không có bất kỳ đàm phán về tên lửa đạn đạo hay vũ khí hạt nhân cho dù Mỹ muốn gợi ý đến chính sách ngoại giao thân thiện với nước này”.

Vào năm 2013, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA xác nhận rằng, tuyên bố chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ cho phép đưa ra mặc cả hay thương lượng kinh tế.

KCNA trích dẫn vào năm 2010: “Việc đưa các vấn đề kinh tế nhằm thỏa thuận về vũ khí hạt nhân là điều quá hão huyền”.

Mặc dù Triều Tiên đã xác định về điều này nhưng Washington và các đồng minh vẫn tiếp tục muốn tiến tới hòa đàm  và áp đặt sức ép kinh tế đối với Bình Nhưỡng.

Chỉ trong tuần trước, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã thông báo tiếp tục tăng cường sức ép cao nhất đối với Bình Nhưỡng cho đến khi nước này tiến tới đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, lựa chọn đàm phán chỉ là mong muốn từ một phía. Chính quyền Kim Jong Un vẫn khẳng định tính quyết đoán của mình. Thậm chí, các quan chức Triều Tiên đều không thừa nhận điều này. Thực tế cho thấy rằng, Mỹ và các đồng minh không đủ sức thuyết phục đối với Bình Nhưỡng. Cho dù là các biện pháp thương mại, Bình Nhưỡng vẫn không khuất phục.

Theo các nhà phân tích, dưới thể chế Kim Jong Un, Triều Tiên sẽ tiếp tục mở rộng tham vọng tên lửa và hạt nhân.

Phần lớn nhà quan sát đều cho rằng, khả năng tiến tới chiến tranh quân sự có thể xóa bỏ các tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng nhưng cũng sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc. Trong khi đó, một vài người cho rằng chỉ cần thiết tìm đến biện pháp cô lập hoàn toàn Triều Tiên đối với thế giới.

Các chuyên gia cho rằng, mặc dù Mỹ kêu gọi hành động cứng rắn đối phó với Triều Tiên xung quanh đến các vụ phóng tên lửa và chương trình hạt nhân của nước này, song Bình Nhưỡng cho rằng, Washington sẽ "không dám" phát động cuộc chiến tranh toàn diện chống lại Bình Nhưỡng. Kể từ khi chính thức vào Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn nói về việc đối đầu với Triều Tiên. Mặc dù vậy, không có chiến lược nào gần đây có hiệu quả thực sự.

"Mỹ đang kêu gọi tấn công quân sự Triều Tiên, hoàn thiện các bước để tăng cường khả năng phòng vệ, cũng như thúc đẩy các biện pháp trừng phạt và áp lực quốc tế lên Triều Tiên. Tuy nhiên, đây chỉ là một “sự dối trá” của những kẻ sợ hãi trước sức mạnh hạt nhân của Bình Nhưỡng", một nhà phân tích cho hay.

Chiến tranh Triều Tiên là một giải pháp cần phải bác bỏ. Cộng đồng quốc tế cho rằng, chính quyền Kim Jong Un cũng không muốn tiến tới cuộc chiến tranh vì vấn đề hạt nhân. Vì vậy giải pháp hiện tại vẫn là “lối mòn” không thể kết thúc tại bán đảo Triều Tiên.

(theo scmp)

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ