• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mặc dù bị cấm, vàng mã “khủng” vẫn kéo ra thị trường

Kinh tế 26/01/2017 09:41

(Tổ Quốc) -Mặc dù cơ quan chức năng đã có những quy định cấm đốt vàng mã, đặc biệt là vàng mã có kích thước lớn ở nơi công cộng, khu di tích văn hóa, đền chùa…

Thế nhưng tình trạng sản xuất và tiêu thụ “mã khủng” vẫn xảy ra ở nhiều nơi.

Muốn “khủng” cỡ nào cũng có

Cuối năm, nhu cầu tâm linh của người dân về các hoạt động cúng, lễ tăng cao. Do vậy, mặc dù có quy định cấm đốt vàng mã lớn, nhưng các cơ sở sản xuất vẫn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại nhà bà H. một cơ sở sản xuất vàng mã “khủng” có tiếng tại làng Phúc Am, Thường Tín, Hà Nội, các mặt hàng như voi, ngựa, ông quan, du thuyền… với nhiều chủng loại, kích cỡ khác nhau đang chờ được chuyển tới khách hàng.

 Những mã "khủng" đang chờ ngày xuất xưởng đi các địa phương. 

Tất cả đều đã được lên khung, bọc giấy màu cẩn thận, một số sản phẩm đã hoàn thiện được kê gọn gàng lên trên tầng 2 của kho.

Bà H. cho hay, đây là làng nghề truyền thống, nên hầu hết các gia đình ở đây chỉ sản xuất vàng mã, có gia đình tới 3 đời chỉ chuyên làm vàng mã. Nhưng sản xuất quy mô lớn, với những loại mã “khủng” thì chỉ có 5,6 hộ.

Cũng theo lời bà H., những con ngựa, ông quan,… chỉ cao tầm nửa mét, đây được coi là những hàng mẫu nhỏ, loại này ít. Hàng sản xuất chủ yếu với kích cỡ to, có những con ngựa dài 2m, rộng gần 1m, cao 2,2 m. “Mã” voi thì có kích cỡ nhỉnh hơn so với ngựa, chiều dài gần 2 m, rộng 1,2m, cao 2,3m.

Giá của mỗi loại cũng khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ to nhỏ. Giá ngựa, voi nhỏ giá dao động từ từ 50.000 – 70.000 đồng/con, còn với những con to thì từ 300.000 – 350.000 đồng/ con. Ông quan to thì có giá khoảng 500.000 đồng/ông.

“Càng về gần Tết, nhu cầu mua vàng mã càng cao. Hàng xuất đi nhiều nơi, Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai…cứ có khách đặt thì làm. Có nhiều đơn hàng lên tới 2 3 chục triệu đồng và trong 1 tuần phải giao cho khách”, bà H. nói.

Tích tâm đức bằng việc thiện

Theo ông Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, đốt vàng mã đã có từ lâu đời bắt nguồn từ quan niệm trần sao, âm vậy.

Tuy nhiên, hiện nay, việc đốt vàng mã đã biến tướng đi rất nhiều.

Ví dụ như chúng ta thấy thời bao cấp đốt vàng mã rất ít nhưng giờ đây, kinh tế khấm khá hơn thì việc đốt vàng mã lại lao theo thị trường. Trước kia chỉ có quần áo thì bây giờ là xe ô tô thậm chí là máy bay, iPhone, không chỉ tiền Việt mà còn cả là tiền đô la âm phủ.

“Đây là sự biến tướng, là cái quá lên hay đúng ra là sự mệ tín. Những thứ này vừa tốn kém vừa không báo hiếu được cha mẹ”- ông Trần Hữu Sơn nói

Đốt vàng mã lớn còn góp phần vào việc không gìn giữ, bảo vệ môi trường bởi để làm như thế sẽ tốn rất nhiều gỗ, đốt đi gây lãng phí lại càng không lên.

“Nếu muốn tích tâm, tích đức thì lên dùng số tiền đó cho việc từ thiện thì ý nghĩa hơn rất nhiều”- Ông Trần Hữu Sơn nói./.

Nguyễn Hoàng – Tạ Nam

NỔI BẬT TRANG CHỦ