• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mô hình du lịch bền vững tại châu Âu là kinh nghiệm quý báu giúp Việt Nam học hỏi

Du lịch 17/10/2023 11:03

(Tổ Quốc) - Theo trang EuroMonitor International, nhiệt độ cao kỷ lục và cháy rừng diễn ra trên khắp khu vực Nam Âu đã gây gián đoạn nghiêm trọng cho những tháng mùa hè du lịch cao điểm trong năm 2023.

Trước diễn biến thời tiết khắc nghiệt, hàng nghìn khách du lịch đã được sơ tán khỏi Rhodes, Hy Lạp vào tháng 7 năm nay trong khi các công ty lữ hành thậm chí đã nỗ lực tìm cách thay đổi chuyến bay, đặt lại hoặc hủy chuyến đi.

Mô hình du lịch bền vững tại châu Âu là kinh nghiệm quý báu giúp Việt Nam học hỏi - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: IDesign/ Interregeurope

Sự gián đoạn là một lời nhắc nhở khác trước tác động của biến đổi khí hậu cũng như các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể gây ra cho ngành du lịch trong thời gian qua. Vào năm 2022, chi tiêu du lịch trong nước đạt được 535 tỷ USD trên khắp Tây Âu. Có rất nhiều mối đe dọa và ngày càng nhiều người tiêu dùng đang trực tiếp chứng kiến những tác động thường nguy hiểm này.

Theo Mô hình Dự báo Du lịch của Công ty hàng đầu thế giới về nghiên cứu chiến lược cho thị trường tiêu dùng Euromonitor International, thiên tai hiện đang tác động rõ ràng và đáng kể đến kinh tế.

Kịch bản thiên tai cực đoan (mức độ nghiêm trọng cao nhất mà mô hình đưa ra) trong năm nay ở Hy Lạp đã dẫn đến thiệt hại 655 triệu USD trong chi tiêu du lịch nội địa của nước này và ước tính phải mất hơn hai năm nữa mới có khả năng phục hồi hoàn toàn.

Những tổn thất này có thể tàn phá nền kinh tế tại các điểm đến phụ thuộc mạnh mẽ vào du lịch, không chỉ riêng ở việc mất doanh thu du lịch ngay lập tức mà còn do các tác động phụ như mất việc làm, thiệt hại tài sản, hủy đặt chỗ và nhận thức chung về an toàn.

Cuộc khủng hoảng khí hậu và các hiện tượng thời tiết gần đây là một trong những động lực cấp bách nhất dẫn đến ý tưởng xây dựng lại ngành du lịch tốt hơn. Tuy nhiên, trong khi cuộc trò chuyện thường xoay quanh tính bền vững của môi trường, việc xây dựng lại tốt hơn sẽ hàm ý rộng hơn, cụ thể là hệ thống du lịch bền vững hơn, công bằng hơn về mặt kinh tế, có trách nhiệm xã hội hơn và khả năng phục hồi khủng hoảng tốt hơn.

Châu Âu vẫn xếp hạng cao về du lịch bền vững

Chỉ số Du lịch Bền vững do Euromonitor International cung cấp là các chỉ số đánh giá kết quả thực hiện công việc (KPI) mang tính bền vững dựa trên điểm đến, trụ cột phát triển bền vững, nhu cầu du lịch bền vững, đánh giá các lĩnh vực như khả năng phục hồi, du lịch quá tải và tạo ra giá trị.

Với 1,1 chuyến đi bình quân đầu người (có nghĩa là nhiều du khách đến hơn so với người dân), Tây Âu cho đến nay là điểm đến phổ biến nhất trong năm 2019 so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới . Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu đã gặp phải thách thức bởi những tác động của du lịch đại chúng, phản ứng đặc biệt mạnh mẽ trước đại dịch Covid-19 và hiện nay là các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Vì những lý do này, trong khi các nước châu Âu liên tục đứng đầu chỉ số tổng thể về phát triển du lịch xanh, một phần do Thỏa thuận Xanh của EU thúc đẩy các quốc gia thành viên đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris nhưng những quốc gia này cũng có xu hướng xếp hạng thấp hơn nhiều trong trụ cột phát triển bền vững.

Mô hình du lịch bền vững tại châu Âu là kinh nghiệm quý báu giúp Việt Nam học hỏi - Ảnh 2.

Thống kế tỷ lệ phần trăm người tiêu dùng không lựa chọn các chuyến bay khi đi du lịch tại các quốc vào năm 2023. Theo euromonitor về khảo sát bền vững người tiêu dùng

Một khía cạnh tích cực của việc tạm dừng du lịch xuyên biên giới trong thời kỳ đại dịch Covid-19 chính là cơ hội phát triển du lịch nội địa. Ở hầu hết các quốc gia được liệt kê theo chỉ số, có sự gia tăng rõ rệt về định hướng du lịch nội địa theo bình quân đầu người vào năm 2020 và cho đến nay, loại hình du lịch này đã đạt đến mức cao hơn ở nhiều quốc gia vào năm 2019.

Du lịch nội địa vốn là một lựa chọn bền vững hơn so với các chuyến đi đường dài đến các điểm đến xa nhằm thúc đẩy nỗ lực cắt giảm đi lượng khí thải tạo ra từ việc bay. Diễn biến này cũng tạo ra sự phân bổ chi tiêu du lịch công bằng hơn, mang lại lợi ích hơn cho thị trường người tham gia đồng thời nền kinh tế du lịch lành mạnh hơn nhờ lượng du khách.

Thụy Điển là một trong số ít ví dụ điển hình về các quốc gia đang tăng dần hoạt động du lịch trong nước kể từ năm 2015, có nghĩa là đại dịch Covid-19 không có tác động rõ ràng đến sự thay đổi của ngành du lịch.

Cụ thể, du lịch nội địa bình quân đầu người đã tăng 10% từ năm 2015 đến năm 2022, một phần là do nhận thức ngày càng tăng về tính bền vững. Sự hạn chế của việc đi máy bay (flight shame), để bảo vệ môi trường xuất phát từ Thụy Điển vào năm 2018 và có tên là flygskam nhằm giảm phát thải carbon, đã góp phần thay đổi câu chuyện xung quanh tác động của du lịch đối với khí hậu trên khắp châu Âu. Tâm lý bền vững có xu hướng của người dân đang ủng hộ du lịch địa phương và khu vực hơn.

Tạo ra giá trị: Sự đảo ngược sau đại dịch Covid-19 của Croatia

Một chỉ số quan trọng khác là việc tạo ra giá trị hoặc ý tưởng khẳng định khách du lịch trong nước sẽ ở lại lâu hơn (và chi tiêu nhiều hơn) hoặc dạo chơi có ý nghĩa hơn ở một điểm đến.

Trước đại dịch Covid-19, du lịch quá tải đã phát triển nhanh chóng trên khắp châu Âu, hầu hết được thúc đẩy bởi các chuyến du lịch trọn gói trong kỳ nghỉ và sự sẵn có nhanh chóng của các chuyến bay giá rẻ.

Chẳng hạn như, các hãng hàng không giá rẻ đã giành được thị phần đáng kể (từ 42% tổng lượng hành khách trên khắp Tây Âu năm 2015 lên 49% vào năm 2022).

Tùy chọn bay đến và rời một điểm đến vào cuối tuần, kết hợp với các hãng hàng không đã trở nên hấp dẫn đối với khách du lịch tiết kiệm.

Chẳng hạn như ở Croatia, nơi đã trở thành một điểm đến ngày càng phổ biến trong khu vực nhờ khả năng tiếp cận dễ dàng hơn với khách du lịch thông qua các tuyến đường đi chi phí thấp.

Từ năm 2015 đến 2019, thời gian lưu trú trung bình giảm 7%, tương đương 4,8 ngày ở Croatia. Theo chỉ số, từ năm 2019 đến năm 2022, thời gian lưu trú trung bình tăng lên 6,5 ngày. Kể từ đại dịch Covid-19, Croatia đã hợp tác với Ủy ban EU để đa dạng hóa nền kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào du lịch đại chúng. Chẳng hạn, các thành phố như Dubrovnik đã có những nỗ lực phối hợp để giải quyết tác động của tình trạng quá tải du lịch bằng cách kiểm soát lượng khách du lịch bằng tàu biển.

Theo Nghị viện Châu Âu, chi tiêu du lịch đã đóng góp khoảng 10% GDP cho EU, điều đó có nghĩa là du lịch rất quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu. Việc tạm dừng du lịch do đại dịch Covid-19 là cơ hội cho các nhà hoạch định chính sách suy nghĩ lại về loại hình du lịch mà họ muốn thu hút. Tập hợp những nỗ lực này đang giúp ngành du lịch trở lại tốt hơn ở châu Âu.

Điều này cũng được xem là rất quan trọng và tích cực đối với khả năng phục hồi cần thiết trong bối cảnh kinh tế tiếp tục bất ổn và thường xuyên đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ