• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Mỗi ngày hãng thời trang Zara "hốt" bạc tỷ từ thị trường Việt Nam

Kinh tế 20/11/2018 08:04

(Tổ Quốc) - Nửa đầu năm 2018, doanh thu tiếp tục tăng trưởng 133% so với cùng kỳ, lên gần 950 tỷ đồng - tức bình quân đạt gần 5,3 tỷ đồng/ngày. Mặc dù Mitra không công bố cụ thể doanh thu theo từng thương hiệu nhưng nhiều khả năng phần lớn doanh thu vẫn đến từ 2 cửa hàng Zara.

Mỗi ngày hãng thời trang  Zara hốt bạc tỷ từ thị trường Việt Nam - Ảnh 1.

Cửa hàng của hãng thời trang Zara tại Hà Nội - Ảnh Thanh niên

Gia nhập thị trường Việt Nam từ 9/2016  với cửa hàng đầu tiên tại Vincom Center Đồng Khởi. Đến nay, chưa đầy 2 năm, thương hiệu thời trang Zara đã khẳng định được chỗ đứng của mình.

Zara thuộc sở hữu của tập đoàn Inditex, một trong những tập đoàn bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới có trụ sở ở Tây Ban Nha. Tuy vậy các cửa hàng Zara tại Việt Nam lại do đối tác của Inditex tại Indonesia là Mitra Adiperkasa (MAP) vận hành.

Tổng kết năm 2016 cho thấy,  sau gần 4 tháng chào sân, Zara Việt Nam đã đạt doanh thu 321 tỷ đồng, bình quân đạt doanh thu 2,8 tỷ đồng/ngày và đạt lợi nhuận trước thuế 38 tỷ đồng. 

Sang năm 2017, với việc mở mới các cửa hàng Pull & Bear, Stradivarius, Massimo Dutti trong tháng 9 và mở thêm cửa hàng Zara tại Hà Nội từ tháng 11, doanh thu của toàn hệ thống Mitra Adiperkasa tại Việt Nam đã tăng vọt lên hơn 1.100 tỷ đồng - theo số liệu do tập đoàn này công bố.

Nửa đầu năm 2018, doanh thu tiếp tục tăng trưởng 133% so với cùng kỳ lên gần 950 tỷ đồng - tức bình quân đạt gần 5,3 tỷ đồng/ngày. Mặc dù Mitra không công bố cụ thể doanh thu theo từng thương hiệu nhưng nhiều khả năng phần lớn doanh thu vẫn đến từ 2 cửa hàng Zara.

Với đà tăng trưởng này thì rất có khả năng doanh thu của Zara và các "thương hiệu anh em" tại Việt Nam có thể có thể đạt được mức 100 triệu USD tương đương 2.300 tỷ đồng trong năm nay.

Nếu đạt được con số 100 triệu USD thì quy mô của Zara Việt Nam sẽ gần tương đương với đế chế hàng hiệu IPP Group của ông Jonathan Hạnh Nguyễn và bỏ xa các tập đoàn bán lẻ thời trang và hàng xa xỉ lớn khác như Tam Sơn Fashion (Hermes, Bottega Veneta, Boss...) của OpenAsia Group hay MaiSon International Retail (Mango, Topshop Topman, Charles & Keith...)./.



Thành Trung (T/h)

NỔI BẬT TRANG CHỦ