Ngày càng nhiều những bộ phim Việt được mua bản quyền từ kịch bản nước ngoài xuất hiện trên các đài truyền hình và phim phát sóng đã nhận được không ít phản hồi khen chê từ khán giả.
Ngày càng nhiều những bộ phim Việt được mua bản quyền từ kịch bản nước ngoài xuất hiện trên các đài truyền hình và phim phát sóng đã nhận được không ít phản hồi khen chê từ khán giả.
Liệu đây có phải là hướng đi đúng trong việc phát triển phim truyền hình “made in
Xu hướng xã hội hoá phim truyền hình là hướng đi đúng của nhà nước và kể từ đó mới xuất hiện các hãng phim tư nhân ra đời chỉ chuyên sản xuất các phim truyền hình để bán phim đổi quảng cáo cho nhà đài như Lasta, Gia đình Việt, HK Film, M&T Pictures, Hãng phim Việt – BHD… Khái niệm “giờ vàng phim Việt” cũng xuất hiện từ “thời kỳ mới” này, mà hãng tiên phong bắn tỉa phim lên sóng truyền hình là Lasta với ồ ạt những bộ phim như Vòng xoáy tình yêu, Niềm đau chôn giấu, Ảo ảnh… Rõ ràng, ban đầu phim Lasta thu hút khán giả thật, nhưng xem thì xem, khán giả vẫn không ngớt lời kêu ca về chất lượng của những bộ phim của hãng này. Lasta chọn cách thu hút người xem bằng tên tuổi của những diễn viên, ca sĩ, người mẫu nổi tiếng, chứ không phải bằng chất lượng phim, đặc biệt là câu chuyện “lạc quẻ”, nhảm nhí với những tình tiết khó có thể hiểu nổi, gây tức điên cho người xem…
Những ca thán của khán giả được giải thích một cách hồn nhiên rằng đó là kịch bản của… Thái Lan và Lasta thì mua về làm lại, nên khó tránh khỏi chuyện tâm lý, hành xử của các nhân vật trong phim khác chúng ta. Quả thật, những phim truyền hình mua bản quyền từ nước ngoài như Lasta đã không tìm được sự đồng điệu với người xem.
Ấy thế mà từ Lasta, nhiều hãng phim khác vẫn chọn con đường mua kịch bản phim truyền hình nước ngoài về để “chế tác”, thực hiện như hãng Gia đình Việt với Mùi ngò gai (kịch bản Hàn Quốc, hợp tác với hãng CJ Entertaiment), Vườn ảo thuật (kịch bản Hàn Quốc); hãng phim Việt với Người mẹ nhí (kịch bản gốc Tây Ban Nha), Cô gái xấu xí (bản quyền Venezuela); hãng VFC với Nhật ký Vàng Anh (bản quyền của Bồ Đào Nha); TFS với Lẵng hoa tình yêu (hợp tác với Hàn Quốc), Nguyệt quán (Kịch bản gốc Ý); M&T Pictures với Hoa dã quỳ (kịch bản Hàn Quốc)…
Công bằng mà nói những phim được Việt hoá này đã mang lại nét tươi mới cho mặt bằng phim Việt trên truyền hình (với một số phim gây được sự chú ý như Mùi ngò gai), cũng như học hỏi được công nghệ làm phim mới (quay 3 máy đồng bộ, thu tiếng trực tiếp)... Nhưng chất lượng của các phim “hợp tác” hay làm lại từ kịch bản được mua này đến đâu mới là điều đáng nói! Chưa thấy một bộ phim được Việt hoá nào “nhỉnh” hơn so với các phim “hoàn toàn Việt
Nhiều hãng phim truyền hình mới ra đời, mà “đầu ra” vẫn chỉ có hai đài là HTV và VTV, thì việc cạnh tranh giữa các hãng để có sóng mà phát là điều có thật. Cạnh tranh để giành giờ phát sóng và khi đã ký được hợp đồng với nhà đài thì lại lo “chạy” để có những thước phim theo tiến độ. Kịch bản trong nước không có nhiều, viết mới thì lại trầy trật, bởi đội ngũ viết kịch bản thiếu chuyên nghiệp, nói thẳng là kém tài, thế nên các hãng đã chọn giải pháp tình thế “nhanh, gọn, lẹ” là mua lại kịch bản đã ăn khách của các phim truyền hình nhiều tập trên thế giới để làm cho mau có phim mà kiếm lãi bằng việc bán các quảng cáo.
Thế nhưng, điều ai cũng nhận thấy là những “đứa con lai” này quá khập khiễng và phản cảm đối với người xem vì bối cảnh, nhân vật Việt Nam nhưng tâm lý, cách hành xử trong những xung đột câu chuyện lại xa lạ; như chuyện phụ nữ buồn đời, buồn tình đi nhậu tu ừng ực rượu “như phim Hàn Quốc”, hay chuyện tức giận là trai gái tát tai nhau bôm bốp, rồi kiểu cứ mở miệng ra là “assci” như nhật vật Sét gây nhiều khó chịu và buồn cười cho người xem trong Hoa dã quỳ đang phát sóng trên HTV9. Theo dõi dư luận về những bộ phim này, đa số đều cho rằng khó có thể chấp nhận những tình tiết “vô duyên” như thế xuất hiện nhan nhản trong “giờ vàng” của mọi người trên ti vi.
Cạnh tranh là điều tất yếu trong xu hướng xã hội hoá phim truyền hình. Nhưng thiết nghĩ, cạnh tranh là để chất lượng phim ngày càng cao hơn chứ không phải bằng việc đua nhau đi “Việt hoá” phim ngoại mà chất lượng lại đi xuống như thế?
(Theo SGTT)