• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Myanmar: Triển vọng phai mờ, Trung Quốc trở lại

Thế giới 26/04/2018 22:02

(Tổ Quốc) - Hai năm Aung Suu Kyi cầm quyền, nhiệt huyết và triển vọng cho kinh tế và dân chủ Myanmar đã phai mờ.

Chướng ngại quan liêu đã cản trở đầu tư nước ngoài vào thị trường từng đầy hứa hẹn, cùng sự ngược đãi đối với nhóm sắc tộc người Rohingya đã kéo theo lên án lan rộng của quốc tế.

Cải cách kinh tế bế tắc

Chính phủ đã dự thảo khung hoạt động cơ bản cho phép các công ty 100% vốn nước ngoài tham gia thị trường bảo hiểm nhân thọ; các công ty bảo hiểm phi nhân thọ cần gắn với một đối tác bản địa. Tuy nhiên, 18 công ty bảo hiểm nước ngoài, trong đó có tập đoàn bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi của Nhật Bản và Prudential (Anh), đang mất dần kiên nhẫn.

Myanmar có nhiều năm tách biệt với thế giới trong khi bị áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế vì chính quyền quân sự hà khắc. Khi tướng giải ngũ Thein Sein lên nắm quyền, đất nước chuyển đổi sang chính quyền dân sự vào năm 2011, viễn cảnh mở cửa thị trường lớn với 50 triệu dân được sự hưởng ứng lớn quốc tế.

 Aung Suu Kyi vẫn phải lấy lòng quân đội, không cản trở được cuộc đàn áp  người Hồi giáo Rohingya.

Sự hứng khởi càng tăng lên khi Liên Đoàn Dân tộc vì Dân chủ của bà Aung Sang Suu Kyi lên nắm quyền vào 30/3/2016 với chiến thắng áp đảo tại các vòng bầu cử trong 4 tháng đầu năm. Người phụ nữ đoạt giải Nobel hòa bình giữ vị trí cố vấn nhà nước và lãnh đạo chính phủ một cách thực tế.

Tuy nhiên, 2 năm qua, theo Ủy ban Đầu tư Myanmar, lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt từ giữa tháng 4/2017 - tháng 2/2018 ở mức 5,3 tỷ USD. Nhưng số liệu trong 12 tháng, đến hết tháng 3/2018, được dự đoán nhỏ hơn số liệu 6,6 tỷ USD của năm trước, năm thứ hai liên tiếp bị sụt giảm.

Chính quyền tổng thống Thein Sein thành công trong việc thu hút lượng đầu tư nước ngoài chắc chắn; đã cùng các tổ chức công và tư Nhật Bản phát triển Đặc khu Kinh tế Thilawa đồng thời đặt nền móng cho bộ luật đầu tư nước ngoài mới.

Chính quyền hiện tại đã đề xuất kế hoạch cải cách kinh tế toàn diện 12 điểm nhưng rất ít chi tiết được triển khai. Nếu có thì cũng rất ít người thể hiện được khả năng điều phối lợi ích của các cơ quan chính phủ khác nhau với lợi ích của khối tư nhân.

Cựu nhân viên Văn phòng Tổng thống chính quyền trước Soe Thein cho biết, “giờ đây, mọi người đều e ngại người phụ nữ quyền lực”.

Giáo sư Toshihiro Kudo thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia tại Tokyo cho biết “Chính quyền cũ có thể bắt đầu với cải cách tương đối dễ dàng như mở cửa thị trường di động và dỡ bỏ nhập khẩu với xe ô tô đã qua sử dụng”. Những bước sau mới khó khăn.

Vào năm 2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán kinh tế Myanmar sẽ tăng trưởng 8,3% trong năm 2017. Nhưng con số là 7,2%. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, “cần có một làn sóng cải cách thứ hai để đẩy mạnh động lực tăng trưởng”.

Khủng hoảng Rohingya tác động đến FDI

Khủng hoảng vấn đề người Rohingya đã khiến chính phủ của bà Suu Kyi bị xa lánh. Cho đến nay, khoảng 700 nghìn người Hồi giáo đã rời bang miền Tây Rakhine để sang tỵ nạn ở Bangladesh. Liên hợp quốc và rất nhiều nước trong cộng đồng quốc tế đã lên án hành động được ví như thanh lọc sắc tộc.

Chiến dịch tạo khủng hoảng người Rohingya.

Ông Filip Lauwerysen, Giám đốc điều hành Phòng thương mại châu Âu tại Myanmar cho biết “các doanh nghiệp châu Âu rất nhạy cảm với hoạt động vi phạm nhân quyền” tác động tiêu cực tới đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Bà Aung Suu Kyi thể hiện ít nỗ lực trong việc buộc quân đội có trách nhiệm chung trong tình hình hiện nay. Quân đội đã kích hoạt cuộc đàn áp người Hồi giáo Rohingya, phá hoại uy tín chính phủ dân sự và môi trường kinh tế của nước này.

Một lý do khiến bà Suu Kyi e ngại xử lý vấn đề khủng hoảng người Rohingya là phản ứng nội bộ: 90% dân số Myanmar theo đạo Phật và rất nhiều người không công nhận người Hồi giáo Rohingya là công dân Myanmar. Bà Suu Kyi cũng không thể đối đầu với quân đội vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn.

Khi các nước phương Tây không còn hào hứng với Myanmar, Trung Quốc sẽ nhanh chóng tiến tới. Bắc Kinh đã bảo vệ nước láng giềng của mình tại các cuộc họp của Liên hợp quốc về khủng hoảng người Rohingya và coi Myanmar như một mắt xích quan trọng trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Trung Quốc đã hỗ trợ sự phát triển của Đặc khu kinh tế Kyauk Phyu và các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào Myanmar.

Bà Suu Kyi thăm Trung Quốc 3 lần kể từ khi Liên minh Dân tộc vì Dân chủ của bà nắm quyền.

Giữ cho quân đội hài lòng và tăng cường quan hệ với Trung Quốc phải chăng sẽ giúp Myanmar tiếp tục ổn định trong ngắn hạn, nhưng cũng có thể khiến Myanmar bị cô lập hơn với cộng đồng quốc tế?

 

Hoài Nam (Gt)

NỔI BẬT TRANG CHỦ