• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động để hỗ trợ thích ứng với bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Thời sự 02/06/2020 16:49

(Tổ Quốc) - Đó là một trong những nhiệm vụ được đưa ra tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động để hỗ trợ thích ứng với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 - Ảnh 1.

Cần xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Ảnh: Nam Nguyễn

Theo đó, nhiều nhiệm vụ, giải pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh dinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được đưa ra. 

Đặc biệt trong lĩnh vực lao động, việc làm, Chính phủ cho phép các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư, lao động kỹ thuật cao là người nước ngoài làm việc trong các dự án đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, được nhập cảnh vào Việt Nam để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm phù hợp với các quy định về phòng, chống dịch. Đồng thời, gia hạn giấy phép lao động cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật là người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp; cấp giấy phép lao động mới cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật là người nước ngoài để thay thế cho những người không được nhập cảnh hoặc không nhập cảnh trở lại Việt Nam.

Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nghị quyết cũng nêu rõ nhiệm vụ hướng dẫn các cơ quan trực thuộc việc gia hanj giấy phép lao động cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật là người nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp; cấp giấy phép lao động mới cho các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, lao động kỹ thuật là người nước ngoài để thay thế cho những người không được nhập cảnh hoặc không nhập cảnh trở lại Việt Nam. Bên cạnh đó là việc xây dựng các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động để hỗ trợ thích ứng với các điều kiện, hoàn cảnh thay đổi trong dịch bệnh.

Trước đó, tại Hội nghị với doanh nghiệp "Cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế" diễn ra sáng 9/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cũng nhấn mạnh việc đề xuất, tham mưu với Chính phủ dành 3.000 – 5.000 tỷ đồng để đào tạo lại lực lượng lao động./.

Gia Linh

NỔI BẬT TRANG CHỦ