• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nắng nóng toàn cầu, nhiều kỷ lục khí hậu bị phá vỡ, có phải lỗi của El Nino?

Khám phá 08/07/2023 20:04

(Tổ Quốc) - Nhiều kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên thế giới liên tiếp bị phá vỡ trong những ngày qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, El Nino không phải là “thủ phạm” duy nhất.

Theo CNN, trong hai ngày 3 và ngày 4/7, nhiệt độ trung bình toàn cầu liên tục phá vỡ kỷ lục. Cụ thể, vào ngày 3/7, nhiệt độ trung bình toàn cầu là 17,01 độ C. Đây là mốc nhiệt độ cao nhất theo dữ liệu của Trung tâm dự báo môi trường quốc gia Mỹ, kể từ năm 1979. Đến ngày 4/7, nhiệt độ còn tăng cao lên tới 17,18 độ C, trong khi kỷ lục trước đó được ghi nhận là 16,92 độ C vào tháng 8/2016.

Các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo rằng, kỷ lục về nhiệt độ có thể sẽ bị phá vỡ nhiều lần trong năm nay. Theo nhà khoa học Robert Rohde, người đứng đầu tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Berkeley Earth, dự đoán rằng thế giới có thể sẽ trải qua những ngày nóng hơn trong vòng 6 tuần tới.

Nắng nóng toàn cầu, nhiều kỷ lục khí hậu bị phá vỡ, có phải lỗi của El Nino? - Ảnh 1.

Nắng nóng kỷ lục đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Ảnh: Sefa Karacan

Tháng 7 thường là tháng nóng nhất trên toàn cầu, nhưng nhiệt độ đã tăng quá mức là một dấu hiệu cho thấy Trái đất đang bị nóng lên nhanh chóng khi có sự kết hợp giữa hiện tượng El Nino kết hợp với tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu do con người gây ra.

Ngoài ra, nhiệt độ trung bình của mặt biển ở mức cao nhất từng ghi nhất và độ che phủ về băng biển Nam Cực ở mức thấp kỷ lục.

Cùng ngày 4/7, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã tuyên bố El Nino bắt đầu và mở đường cho sự gi tăng về nhiệt độ toàn cầu, đồng thời gây ra rối loạn các mô hình thời tiết và khí hậu.

Vậy, chuyện gì đang xảy ra với khí hậu và tại sao nhiều kỷ lục đang liên tiếp bị phá vỡ?

Nắng nóng toàn cầu, nhiều kỷ lục khí hậu bị phá vỡ, có phải lỗi của El Nino? - Ảnh 2.

Một nhân viên bảo vệ lau mồ hôi trên trán ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 3 tháng 7 năm 2023vào ngày 3/7/2023. Ảnh: AP

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh ấm lên toàn cầu, El Nino được tăng cường hiệu ứng và đẩy nhiệt độ tới những mức cao kỷ lục. 

Tuy nhiên, El Nino không phải là nguyên nhân duy nhất. Thay vào đó, El Nino trong điều kiện biến đổi khí hậu cùng với lượng aerosol giảm được cho là nguyên nhân khiến nhiều kỷ lục khí hậu bị phá vỡ trong những ngày qua. Aerosol là những hạt nhỏ có thể là chệch hướng bức xạ của Mặt Trời. Do đó, các chuyên gia cho rằng hai yếu tố này rất có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nắng nóng kỷ lục ở trong bầu khí quyển và cả trong các đại dương.

Không chỉ là do El Nino

Nắng nóng toàn cầu, nhiều kỷ lục khí hậu bị phá vỡ, có phải lỗi của El Nino? - Ảnh 3.

El Nino là một phần nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu tăng vọt trong những ngày qua. Ảnh: AFP

Trên thực tế, tình trạng nóng lên một cách nhanh chóng mà chúng ta đang chứng kiến phần lớn là do hiện tượng El Nino đang xảy ra, kèm với xu hướng ấm lên do lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động của con người.

Các nhà khoa học phát hiện ra El Nino khi nhiệt độ mặt biển tại nhiều nơi ở Thái Bình Dương ấm lên đáng kể. Theo đó, nhiệt độ ấm hơn mức trung bình ở trên bề mặt đại dương góp phần làm cho nhiệt độ cao trên mức trung bình ở trên đất liền.

Trước đó, hiện tượng El Nino mạnh gần nhất là vào năm 2016. Tuy nhiên, con người đã thải ra 240 triệu tấn CO2 vào khí quyển kể từ đó. Các nhà nghiên cứu cho biết, El Nino vốn dĩ không tạo thêm nhiệt lượng nhưng lại tái phân bố lại nhiệt lượng hiện nay từ các đại dương vào khí quyển.

Nắng nóng toàn cầu, nhiều kỷ lục khí hậu bị phá vỡ, có phải lỗi của El Nino? - Ảnh 4.

Một chiếc xe tải chống bụi đa năng phun nước để làm mát trên đường phố ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) vào những ngày cuối tháng 6/2023. Ảnh: AFP

Đại dương rộng lớn với lượng nước chiếm 70% bề mặt hành tinh xanh và có khả năng lưu trữ hoặc hấp thu lượng nhiệt khổng lồ. Đây cũng là lý do 90% lượng nhiệt dư thừa từ hiện tượng ấm lên toàn cầu đã được đại dương hấp thu.

Mặt khác, các dòng hải lưu tuần hoàn nhiệt giữa bề mặt Trái Đất và các đại dương sâu thẳm. Trong khi xảy ra El Nino, gió mậu dịch ở phía trên Thái Bình Dương sẽ yếu hơn, trong khi nước lạnh dâng lên bề mặt tại ven biển Thái Bình Dương của Nam Mỹ lại giảm đi. Điều này là nguyên nhân dẫn tới sự ấm lên tại các lớp phía trên của đại dương.

Bên cạnh đó, theo cac nhà nghiên cứu, một yếu tố khác góp phần vào sự ấm lên bất thường trên Trái Đất là do lượng aerosol giảm trên Đại Tây Dương. Aerosol vốn là những hạt nhỏ có thể là chệch hướng bức xạ Mặt Trời chiếu tới. Vì vậy, bơm aerosol vào tầng bình lưu chính là một trong những phương pháp địa kỹ thuật tiềm năng mà con người chúng ta có thể sử dụng để làm giảm bớt tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu, mặc dù việc ngừng phát thải khí nhà kính vẫn tốt hơn.

Tuy nhiên, việc thiếu aerosol cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ.

Mặt khác, theo một nghiên cứu vào năm 2018, 35% sự thay đổi nhiệt độ mặt nước biển hàng năm tại Đại Tây Dương vào mùa hè ở Bắc bán cầu có thể được giải thích bằng những thay đổi trong bụi sa mạc Sahara.  Trên thực tế, lượng bụi của sa mạc Sahara ở trên Thái Bình Dương gần đây thấp một cách bất thường. Ngoài ra, các quy định quốc tế mới về lượng hạt lưu huỳnh có trong nhiên liệu tàu thủy được ban hành vào năm 2022, cũng dẫn tới lượng khí thải lưu huỳnh dioxide (SO2) và aerosol trên toàn cầu bị giảm.

Theo các chuyên gia, sự kết hợp của các yếu tố trên là nguyên nhân khiến nhiều kỷ lục nhiệt độ bề mặt trung bình toàn cầu đang lung lay và bị phá vỡ. Khoảng thời gian để ngăn chặn những tác động nguy hiểm của biến đổi khí hậu đang nhanh chóng thu hẹp lại và cách duy nhất để ngăn chặn điều này xảy ra là cần cắt đứt sự phụ thuộc của con người vào nhiên liệu hóa thạch.

Bài viết tham khảo nguồn: CNN, Phys

Minh Hằng

NỔI BẬT TRANG CHỦ