• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga cảnh báo sẽ hành động nếu Mỹ "ra tay" với Iran

Thế giới 13/05/2020 10:26

(Tổ Quốc) - Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc hôm thứ Ba cho biết Moscow sẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào của Hoa Kỳ nhằm gia hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Cộng hòa Hồi giáo.

Những bình luận trên của Đại sứ Nga Vassily Nebenzia tại một cuộc họp báo thông qua video đã cho thấy rõ rằng chính quyền Trump sẽ đối mặt với một khoảng thời gian khó khăn nếu tìm cách thực hiện bất kỳ biện pháp nào để nhằm áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - nơi Nga có quyền phủ quyết.

Nga cảnh báo sẽ hành động nếu Mỹ "ra tay" với Iran - Ảnh 1.

Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia thẳng thắn bày tỏ lập trường về vấn đề cấm vận vũ khí với Iran.

Mỹ đã đưa ra một bản dự thảo nghị quyết, lưu hành đối với 1 số thành viên Hội đồng Bảo an vào cuối tháng Tư, tập trung vào việc kéo dài vô thời hạn lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc đối với Iran – dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 10 năm nay.

Nga muốn bán vũ khí cho Iran?

Động thái của Mỹ là nhằm ngăn chặn việc hết hạn cấm vận vũ khí – vốn thuộc một nghị quyết trước đây của Liên hợp quốc thể hiện sự tán thành với thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa sáu cường quốc - Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức - và Iran, theo các quan chức chính quyền của Trump và các nhà ngoại giao của Liên hợp quốc.

Nga đã không giấu diếm mong muốn tiếp tục bán vũ khí thông thường cho Tehran, theo AP.

Ông Nebenzia cho biết lệnh cấm vận vũ khí là một nội dung phụ của Hiệp định hạt nhân năm 2015 (JCPOA).

"Lệnh cấm vận sẽ hết hạn vào tháng Mười. ... Và đối với chúng tôi, điều đó là rõ ràng, quá rõ ràng. Tôi không thấy lý do tại sao nên cấm vận vũ khí đối với Iran", Đại sứ Nga tại LHQ cho hay.

Ông Nebenzia cũng được hỏi về một vấn đề gây tranh cãi là chính quyền Trump có thể tìm cách sử dụng điều khoản "khôi phục" trong Nghị quyết ủng hộ JCPOA năm 2015 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Điều khoản này cho phép khôi phục tất cả các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran, những điều đã được dỡ bỏ hoặc nới lỏng theo các điều khoản của JCPOA.

Đại sứ Nga nhấn mạnh rằng, "để kích hoạt điều khoản "khôi phục", bạn phải là người tham gia JCPOA, và Mỹ thì đã tự hào tuyên bố vào ngày 8 tháng 5 năm 2018 rằng họ đã rút khỏi JCPOA và đóng lại cánh cửa phía sau".

"Bây giờ, họ đã gõ cửa và nói, 'Này, hãy đợi một giây, chúng tôi đã quên làm một điều nhỏ với JCPOA, hãy để chúng tôi quay lại, chúng tôi sẽ làm điều đó và chúng tôi sẽ rời đi một lần nữa, ông Nebenzia nói.

Ông Nebenzia cho rằng khả năng Mỹ thực hiện điều khoản "khôi phục" là "thật nực cười", nhấn mạnh rằng "đối với tôi, đó là một điều không rõ ràng. Họ không phải là thành viên, họ không có quyền" sử dụng bất kỳ công cụ nào do JCPOA cung cấp.

Ông cũng hỏi chính quyền Trump rằng họ sẽ kiếm được gì khi kích hoạt lệnh "khôi phục" vì khi điều đó được thực hiện thì đó cũng là sự kết thúc của JCPOA".

"Câu hỏi của tôi là, có phải vì lợi ích của Mỹ là để nó xảy ra không?", ông ấy đặt ra câu hỏi.

Mỹ cho rằng họ có quyền lên tiếng

Chính quyền Trump không có kế hoạch vào thời điểm này nêu ra vấn đề gây tranh cãi liên quan tới điều khoản "khôi phục", theo các quan chức Hoa Kỳ, những người không được ủy quyền để thảo luận công khai vấn đề trên và nói với điều kiện giấu tên.

Mặc dù Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này, Mỹ vẫn khẳng định rằng họ vẫn có quyền dấy lên điều khoản trừng phạt trong trường hợp biểu hiện thực thi thỏa thuận của Iran không được thích hợp.

Vị thế đó là dựa trên một lập luận pháp lý mới của Bộ Ngoại giao Mỹ, lần đầu tiên được đưa ra vào tháng 12 năm ngoái và khẳng định rằng mặc dù Hoa Kỳ không còn nằm trong thỏa thuận hạt nhân, nhưng vẫn là một người tham gia ban đầu theo các điều khoản nghị quyết của Hội đồng Bảo an.

Trên thực tế, nghị quyết đó liệt kê các bên tham gia thỏa thuận năm 2015 theo tên, nhưng nhiều nhà ngoại giao ngoài Nga đã nói rằng lập luận của Mỹ chỉ mang tính hình thức vì chính quyền Trump đã đưa ra quan điểm như vậy về việc không còn tham gia thỏa thuận này nữa.

Ông Nebenzia đã được hỏi là ai sẽ là trọng tài pháp lý về việc liệu Hoa Kỳ có còn lập trường để kích hoạt điều khoản khôi phục hay không.

Điều này là tùy thuộc vào các thành viên của Hội đồng Bảo an, trước hết, và những người tham gia còn lại trong JCPOA, ông nói.

Ông Nebenzia đã trích dẫn một lá thư của Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammed Javad Zarif gửi cho Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm thứ ba, trong đó ông Zarif nói rằng Mỹ không chỉ vi phạm nghiêm trọng nghị quyết năm 2015 đối với việc không thực hiện thỏa thuận hạt nhân JCPOA, mà còn cố tình, một cách bất hợp pháp, tìm ra những con đường để đảo ngược nghị quyết, một sự coi thường thực sự đối với các nguyên tắc được thiết lập của luật pháp quốc tế.

Bằng cách rút khỏi JCPOA, Hoa Kỳ đã mất đi mọi quyền nào, ông Nebenzia đã trích dẫn lời viết của ông Zarif. Ông Nebenzia cho biết ông lấy đầy đủ các từ của ông Zarif và nói thêm rằng: "Với tôi, điều này giống như một cách giải thích pháp lý trung thực".

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ