• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga lật cờ ở Libya, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xuống vực thẳm: Moscow và Ankara ở hai đầu chiến tuyến

An ninh trật tự 12/07/2020 13:17

(Tổ Quốc) - Khó có thể nghi ngờ rằng Moscow sẽ đứng ngoài nếu một cuộc chiến tranh quy mô sẽ xảy ra tại Libya. Trong khi đó, Ai Cập "sẽ chơi nốt nhạc đầu tiên" khiến Thổ Nhĩ Kỳ sấp mặt.

Moscow và Ankara ở hai đầu chiến tuyến

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu là những đối thủ địa chính trị, họ từng nhiều lần chiến đấu chống lại nhau. Và giờ đây, Moscow và Ankara lại nằm ở hai bên chiến tuyến của cùng lúc hai cuộc xung đột Syria và Libya, đặc biệt là đều sử dụng những biện pháp hậu thuẫn giống nhau tới mức đáng kinh ngạc.

Nếu như tại Syria, Điện Kremlin đã giúp đỡ Damacus, thì trong trường hợp liên quan tới vùng Bắc Phi xa xôi, mọi thứ diễn ra không suôn sẻ như vậy. Chúng ta hãy thử phân tích về mặt lý thuyết xem Nga có những cơ hội nào để "búng một cái thật mạnh vào mũi" Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria.

Trước tiên, có thể nhớ lại rằng một trong những cơ sở để Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành xâm lược quân sự tại phía bắc Syria - đó là việc Ankara coi Tổng thống Assad "đã đánh mất sự hợp danh vì khơi mào một cuộc chiến tranh chống lại chính nhân dân của mình".

Bắt đầu từ năm 2012, tất cả đã lần lượt không thừa nhận "tính hợp danh" của Tổng thống Syria: Cả Liên hợp quốc, Mỹ, lẫn tất cả các đồng minh của họ.

Thư ký báo chí Văn phòng Tổng thống Recep Erdogan, ông Ibrahim Kalyn, đã lên tiếng tuyên bố một lần nữa hồi năm ngoái: "Chúng tôi cho rằng chế độ Assad đã đánh mất tính hợp danh và hiện giờ đã ở quá xa vị thế để có thể quyết định tương lai của Syria".

Ankara cũng từ chối thừa nhận cuộc bầu cử quốc hội tại Syria. Nói chung, người Thổ cho rằng mình đã được cởi trói trong việc tái thiết lãnh thổ Syria nhờ cái gọi là tính bất hợp pháp của chính quyền tại Damacus.

Với lý do này, họ đã "ép" để lấy một phần các tỉnh phía bắc Syria. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, điều này có thể gây ra tác hại đối với chính họ.

Nga lật cờ ở Libya, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xuống vực thẳm: Moscow và Ankara ở hai đầu chiến tuyến - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ triển khai tên lửa MIM-23 Hawk tới Libya.

Lật ngược thế cờ ở Libya

Tổng thống Erdogan đã cử các đơn vị quân đội và phiến quân Syria tới Libya theo lời mời chính thức của Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA). Đổi lại, lãnh đạo của chính phủ này, ông Faiz Sarraj, đã ký Biên bản ghi nhớ về việc gỡ bỏ những giới hạn các vùng lãnh hải ở Đông Địa Trung Hải theo hướng có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhờ đó, Ankara đã có được quyền kiểm soát các lãnh thổ, nơi tập trung những lợi ích về năng lượng của nhiều quốc gia trong khu vực.

Điều này có thể được coi là thắng lợi lớn về mặt chiến lược của người Thổ, bởi vì từ giờ họ chỉ cần bảo đảm khả năng phòng vệ của Tripoli trước các lực lượng quân sự phi chính quy và trên hết là sự an toàn cá nhân của ông Sarraj.

Đúng, đó là thắng lợi của Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên vẫn còn có cơ hội nào đó để hất cẳng Ankara. Điều đó liên quan tới vị trí pháp lý của chính GNA. Sức mạnh của chính phủ Libya chỉ nằm ở sự thừa nhận chính thức từ phía Liên hợp quốc.

Nga lật cờ ở Libya, đẩy Thổ Nhĩ Kỳ xuống vực thẳm: Moscow và Ankara ở hai đầu chiến tuyến - Ảnh 3.

Máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ ở Syria.

Nhưng sẽ thế nào nếu sự hợp danh của chính phủ này cũng bị nghi ngờ, cùng với đó là cả sự hợp pháp của tất cả những thoả thuận quốc tế được họ ký kết?

Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt mặt cùng lúc nhiều nước tại Libya: Ai Cập, UAE, Ả Rập Xê Út, Pháp, Nga. Quân đội của GNA hiện nay đang tích cực triển khai các hành động quân sự "chống lại nhân dân của mình", như người ta sẽ nói ở phương Tây.

Với ý chí chính trị, các biện pháp tương tự từng chống lại ông Basar Assad trước đó, có thể được áp dụng đối với Faiz Sarraj và chính phủ của ông ta. Nếu muốn, thậm chí có thể yêu cầu thu hồi các quyết định thừa nhận.

Đã từng có tiền lệ như thế - lấy ví dụ, hơn 15 quốc gia, dù không có tiếng nói nhất, nhưng đã tuyên bố về việc thu hồi quyết định thừa nhận Kosovo.

Nếu GNA đánh mất sự chính danh và sẽ bị buộc tội "tàn sát nhân dân của mình", thì khi đó cục diện tại Libya có thể thay đổi một cách đột phá. Thay vì là đòn bẩy và niềm hi vọng của chính quyền hợp pháp Tripoli, Ankara sẽ biến thành kẻ tài trợ cho khủng bố, điều mà Thổ Nhĩ Kỳ bị quy kết là vẫn thường làm.

Không nên quên về liên quân chống Thổ Nhĩ Kỳ do Ai Cập thành lập, mà trong đó, ngoài các nước được kể tên như UAE và Pháp, còn có cả Hi Lạp. Athens mới đây từng tuyên bố sẵn sàng chiến đấu với Ankara.

Đúng, tuyên bố này không liên quan tới Libya, mà động chạm tới vấn đề tham dò các giếng dầu trên Địa Trung Hải, tuy nhiên khẩu vị trong vùng ngày càng gia tăng của người Thổ sẽ phải đối mặt với sự phản kháng của một loạt các quốc gia. Nga không tham gia vào liên quân nói trên.

Tuy nhiên, khó có thể nghi ngờ rằng Moscow sẽ đứng ngoài nếu một cuộc chiến tranh quy mô sẽ xảy ra tại Libya. Ai Cập, quốc gia mà nhiều khả năng "sẽ chơi nốt nhạc đầu tiên" trong cuộc xung đột tiềm tàng, rõ ràng có thể dựa vào sự giúp đỡ về kỹ thuật-quân sự từ phía Nga.

Bảo Lam

NỔI BẬT TRANG CHỦ