• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nga - Trung “gườm” Mỹ, hiện đại hóa quân sự hàng loạt

Thế giới 20/03/2017 21:01

(Tổ Quốc) -Bởi sự lớn mạnh về quân sự của Mỹ. Nga-Trung cũng xúc tiến hiện đại hóa quân sự hàng loạt nhằm gây “sức ép” đối với Washington.

Kể từ sau chiến tranh Lạnh, Mỹ liên tục tăng cường sức mạnh quân sự tại châu Âu và châu Á, khẳng định vị trí siêu cường trên thế giới.

 

Mỹ xúc tiến chi tiêu mạnh vào quốc phòng nhiều hơn các nước khác. Theo con số thống kê, chi phí cho quân sự khoảng 600 tỷ đô la của Mỹ, gấp ba lần Trung Quốc và 6 lần so với Nga. Tuy nhiên, chi tiêu quốc phòng của Mỹ cũng tập trung nhiều vào các hoạt động quân sự nước ngoài trong đó có cuộc chiến chống Lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tại Iraq hay Syria.

Theo nhà nghiên cứu quốc phòng cấp cao tại RAND Corporation, David Ochmanek, lực lượng quân sự Mỹ được bố trí khắp thế giới nhằm tăng cường an ninh trong cuộc chiến chống khủng bố. 

“Mật danh A2/AD”

Trung Quốc và Nga lại tập trung nhiều vào hiện đại hóa quân sự, nâng cấp kho vũ khí tối tân và các cuộc tập trận đồng bộ. Chiến lược này cũng phải đầu tư chi phí cao, đặc biệt là từ phía Trung Quốc.

“Điều này không chỉ tiến hành tại một khu vực hay một vài khu vực. Nếu bạn nhìn vào sự lớn mạnh của sức mạnh quân sự Trung Quốc trong 15 năm qua, sẽ có nhiều điều ngạc nhiên. Hệ thống tên lửa đạn đạo, phòng không, máy bay quân sự, tàu hải quân luôn được nâng cấp và tăng cường khả năng tối tân”, ông Ochmanek nói.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại tập trung chủ yếu vào sức mạnh Biển Đông, tăng cường kiểm soát tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

“Trung Quốc không hướng đến tính ảnh hưởng toàn cầu nhằm gia tăng sức mạnh đe dọa lực lượng khủng bố. Bắc Kinh tập trung vào khả năng vừa đủ với mục tiêu riêng của mình quanh khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, Harry Krejsa, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm an ninh Mỹ mới (Center for a New American Security) nói trên the Hill.

“Mục tiêu của Trung Quốc là mở rộng khả năng kiểm soát Biển Đông, hạn chế tham vọng ảnh hưởng toàn cầu nhằm dồn sức vào tự do hàng hải và thương mại”

Theo các chuyên gia, việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc dồn toàn tâm toàn lực vào sức mạnh tên lửa đạn đạo và hải quân. Tên lửa chống tàu của Trung Quốc có khả năng tàn phá tàu sân bay và nâng cấp hệ thống điều khiển.

Các tên lửa đạo đạn của Trung Quốc cũng gia tăng đe dọa đối với Mỹ và gây nhiều sức ép đối với Washington.

“Từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc, các lo lắng về tên lửa đạn đạocũng vơi dần. Sức nâng cấp của Bắc Kinh về hệ thống tên lửa đạn đạo đã khiến cho các nhà chiến lược quân sự Mỹ đau đầu”, ông Ochmanek nói.

Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chiến lược cho rằng, việc gia tăng sức mạnh quân sự bằng loại vũ khí không đối không của Trung Quốc có thể gây ra nhiều áp lực cho các nhà chiến lược quân sự thế giới.

Krejsa giải thích rằng, các nâng cấp gần đây nằm trong gói quân sự A2/AD nhằm gia tăng sức mạnh và thể hiện “đẳng cấp quân sự” đối với Mỹ. Thời gian gần đây, việc tăng cường mạnh mẽ năng lực tác chiến của quân đội Trung Quốc nhằm đối phó với các lực lượng của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương thông qua chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (mật danh A2/AD). Thông qua mật danh A2/AD, lực lượng pháo binh có căn cứ ở ven biển, không quân và hải quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có thể đẩy lùi một cuộc dàn quân nhanh của các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột.

Nga hiện đại hóa vũ khí hạt nhân

Tiến trình quân sự dễ thấy nhất của điện Kremlin là tăng cường hiện đại hóa vũ khí hạt nhân và nâng cấp phòng vệ trước sức mạnh tấn công tên lửa của Mỹ.

Vào mùa hè năm 2016, Tổng thống Nga  Vladimir Putin liên tục “hối thúc” chương trình quân sự của nNga nhằm thúc đẩy thành công trong hiện đại hóa vũ khí.

“Tôi không có ý nhấn mạnh đến tính đa dạng, tuy nhiên, chúng ta phải liên tục hiện đại hóa hệ thống vũ khí và cho ra đời thế hệ mới. Tôi nhấn mạnh rằng, chúng ta cần thiết phải làm điều này. Và tôi cam kết, Nga cần phải đạt được thành công trong nhất định trong lĩnh vực quân sự”, ông Putin nói vào tháng 6 năm ngoái.

Tony Cordesman, nhà phân tích an ninh quốc gia tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế cho rằng, việc cải thiện hệ thống tên lửa và các loại vũ khí hạt nhân của Nga nhằm gây sức ép cho Lầu Năm Góc.

“Nga duy trì phát triển công nghệ vũ khí bao gồm các loại tên lửa và theo đuổi chương trình chiến lược vũ khí hạt nhân hiện đại sẽ gây ra nhiều lo lắng cho thế giới”, ông Cordeesman nói.

Mặt khác, Nga liên tục cải tiến thiết bị quân sự như tàu T-14. Đây là tàu khu trục kích thước lớn nó mô phỏng như 1 chiến hạm của quân đội Mỹ. Với những chi tiết tỉ mỉ mô tả các cấu tạo bộ phận của con tàu giống y như thật, cùng với kết cấu rada và ăngten giúp dễ dàng điều khiển con tàu lướt nhẹ nhàng trên mặt sóng tạo lên những vệt sóng vô cùng đẹp mắt. 

Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, T-14 có thể nâng cấp công nghệ mới và thay đổi linh hoạt chức năng.

Tuy nhiên, không giống như Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa quân sự toàn bộ, mục tiêu của điện Kremlin nhằm tăng chi tiêu quốc phòng cũng là một phần giúp cải thiện tình hình kinh tế. Mặc dù không chi mạnh tay giống Trung Quốc và Mỹ nhưng Nga vẫn ý thức về sức mạnh quân sự và không ngừng cải tiến.

Rõ ràng cả Nga và Trung Quốc liên tục tăng cường sức mạnh quân sự và xây dựng tính ảnh hưởng toàn cầu. Việc thúc đẩy cải tiến quân sự của Nga lần này có thể là một hành động phản ứng đáp lại các động thái gần đây của chính quyền Mỹ khi Tổng thống Donald Trump vừa thúc đẩy tăng chi tiêu thêm 10% cho quốc phòng nhằm tăng cường sức mạnh quân sự lớn mạnh chưa từng có trong năm 2017.

 

 (Theo the hill)

 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ