• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ

Thực hiện: Nhóm Phóng viên | 22/04/2023

(Tổ Quốc) - Lễ hội Đền Trấn Vũ được tổ chức thường niên vào ngày mùng 3 tháng Ba (âm lịch) hàng năm, mang bản sắc văn hóa truyền thống, nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh. Nghi lễ “Kéo co ngồi” - Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại thu hút hàng trăm người dân đến cổ vũ.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 1.

Nghi thức Kéo co ngồi gắn liền với Lễ hội đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) diễn ra trong 3 ngày 21, 22 và 23-4 (tức từ mồng 2 đến mồng 4-3 Âm lịch). Nghi thức Kéo co ngồi được người dân thực hành vào ngày chính lễ - mồng 3 tháng 3 Âm lịch.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 2.

Kéo co ngồi là một giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội truyền thống đền Trấn Vũ và là tập quán xã hội, tín ngưỡng có từ lâu đời trong hội làng Cự Linh - xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm xưa - nay là cụm Ngọc Trì, phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Nghi thức Kéo co ngồi có 3 mạn (đội) tham gia: Mạn Chợ, mạn Đường và mạn Đìa.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 3.

Điểm độc đáo của nghi lễ này là các đội tham gia ngồi trên nền đất để kéo, người kéo co ngồi chân co chân duỗi và ngồi xen kẽ, người quay mặt bên này, người bên kia của dây. Thông qua trò chơi và nghi lễ Kéo co ngồi", người dân cầu cho mưa thuận, gió hòa và mùa vụ bội thu.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 4.

Trò chơi kéo co ngồi trong lễ hội đền Trấn Vũ trở lại sau ba năm tạm dừng vì dịch. Trai kéo co của ba đội tham gia cởi trần, mặc quần ngắn, buộc thắt lưng đỏ, đầu chít dây đỏ. Tổng cờ mặc áo và quấn khăn đỏ.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 5.

Năm nay, trò chơi ngồi kéo co bằng dây mây trong lễ hội đã được tổ chức, với sự tham gia của 3 đội chơi, trong đó có 57 trai làng cởi trần, buộc khăn, ngồi kéo co bằng dây mây.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 6.

Cột kéo co làm bằng gỗ lim, được sơn đỏ và chôn sâu. Điểm độc đáo của nghi lễ này là các đội ngồi bệt, lấy gót chân làm điểm tựa để kéo.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 7.

Sau khi có hiệu lệnh bằng ba hồi trống khẩu, nêm được tháo ra nghĩa là trận đấu bắt đầu. Nếu hai đội bất phân thắng bại trong 10 phút kéo thì trọng tài xử hòa.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 8.

57 trai làng chia 3 đội, mỗi đội sẽ có 19 vận động viên và một Tổng cờ.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 9.

Người dân hò reo cổ vũ cho các đội tham dự.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 10.

Tổng cờ chạy lên chạy xuống, phất lá cờ lệnh vào mặt, vào đầu các trai kéo của phe mình vừa để làm hiệu vừa tiếp thêm sức mạnh.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 11.

Mỗi tiếng hò dô là các thành viên trong đội cùng dồn sức giật mạnh dây qua lỗ cột lim.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 12.

Dây được sử dụng kéo co là hai cây mây dài 35 m, đường kính 5 cm được đưa từ đền đến giếng vuông để ngâm nước cho mềm.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 13.

Nghi lễ kéo co ngồi đền Trấn Vũ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2014. Đây cũng là một trong những giá trị văn hóa độc đáo của Lễ hội truyền thống Đền Trấn Vũ.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 14.

Đại diện Ban tổ chức cho biết, việc tổ chức trình diễn nghi lễ "Kéo co ngồi" - Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Lễ hội Đền Trấn Vũ nhằm đưa đến cho nhân dân, khách thập phương xa gần cùng chiêm ngưỡng nghi lễ cổ của ông cha, tái hiện lại nét văn hóa truyền thống đặc sắc, thể hiện mong muốn, khát vọng của người dân Ngọc Trì nói riêng, Thạch Bàn nói chung: cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, một cuộc sống đủ đầy, ấm no, hạnh phúc.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 15.

Rất đông người dân đã đến để cổ vũ cho các đội chơi tại nghi lễ kéo co ngồi đền Trấn Vũ.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 16.

Sau 2 giờ lễ hội diễn ra, các thành viên đội xóm Đường ăn mừng chiến thắng. Hai đội còn lại đồng giải nhì.

Người dân thủ đô hò reo cổ vũ trò kéo co ngồi tại Lễ hội Đền Trấn Vũ - Ảnh 17.

Ngày 19/12/2014, nghi thức "Kéo co ngồi" Đền Trấn Vũ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tháng 12/2015, Kéo co truyền thống châu Á đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dưới tên "Nghi lễ và trò chơi kéo co", do bốn quốc gia: Campuchia, Hàn Quốc, Philippines và Việt Nam cùng đệ trình. Theo hồ sơ đề nghị của Việt Nam, UNESCO công nhận "Nghi lễ và trò chơi kéo co" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có "Kéo co ngồi" Đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, thành phố Hà Nội).

NỔI BẬT TRANG CHỦ