• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng: Tự tình với quê hương

10/03/2009 09:32

Là người con của Đà Nẵng, Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã từng lấy xương người thật là nạn nhân chiến tranh làm tác phẩm, và một cuộc triển lãm gây chấn động dư luận trước 1975 tại Sài Gòn… Hôm nay, gặp lại ông tại thành phố Hồ Chí Minh, vẫn con người ấy - luôn toát lên một sự bình dị, chân chất và đam mê công việc đến tột cùng.

Là người con của Đà Nẵng, Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã từng lấy xương người thật là nạn nhân chiến tranh làm tác phẩm, và một cuộc triển lãm gây chấn động dư luận trước 1975 tại Sài Gòn… Hôm nay, gặp lại ông tại thành phố Hồ Chí Minh, vẫn con người ấy - luôn toát lên một sự bình dị, chân chất và đam mê công việc đến tột cùng.

Tác phẩm “Nhà cách mạng Phan Châu Trinh” của Phạm Văn Hạng đang trưng bày tại khuôn viên đường Trần Hưng Đạo-TP. Đà Nẵng.Tác phẩm “Nhà cách mạng Phan Châu Trinh” của Phạm Văn Hạng đang trưng bày tại khuôn viên đường Trần Hưng Đạo-TP. Đà Nẵng.

Sinh ra từ một gia đình nghèo ở Nam Ô, Đà Nẵng, từ nhỏ Phạm Văn Hạng đã đam mê nghề điêu khắc, hội họa. Ngày ngày chứng kiến cảnh đau thương của chiến tranh, ông luôn mong những ngày yên bình, nên ngay từ những tác phẩm đầu tay ông đã định hình cho tác phẩm là chủ đề ngưỡng vọng hòa bình, khát khao vươn đến sự bình an và no ấm. Chính vì thế, những tác phẩm tiêu biểu của ông sau này như: Người mẹ Dũng sĩ, Đài tưởng niệm ở Đà Nẵng, Đài tưởng niệm ở Hà Nội... cho đến các Vườn tượng Đà Lạt, TP. Hồ Chí Minh... đã thể hiện rõ tư tưởng của ông. Ví dụ như vườn tượng Đà Lạt chủ yếu là hình ảnh: chim bồ câu, trẻ em, những bầu vú mẹ... Cho đến giờ ông vẫn khát khao một ngày nào đó đất nước sẽ có một bức tượng mang tên Hòa bình.

Là một nghệ sĩ suốt đời rong ruổi qua nhiều vùng đất, ở đâu Phạm Văn Hạng cũng để lại dấu ấn bằng những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu. Ông rất vui mừng và hạnh phúc khi biết được quê hương Đà Nẵng đang ngày càng đổi mới và phát triển. Mỗi một cây cầu mọc lên là một công trình kiến trúc, là những tác phẩm nghệ thuật, một biểu tượng cho sự đoàn kết, gắn bó, năng động của Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng. Sự canh cánh nỗi nhớ quê nhà đã hun đúc và tô thắm thêm những nỗi niềm trong ông, để rồi những đứa con tinh thần- những công trình tiêu biểu về đất và người Đà Nẵng của ông đã ra đời như: Mẹ Dũng sĩ (gò hàn đồng 12m), Đà Nẵng 1985; Đài Tưởng niệm (bê-tông đá 45m), Quảng Nam - Đà Nẵng 1995; Nhà cách mạng Phan Châu Trinh (đá trắng) năm 2006…

Khi được hỏi vì sao bạn bè đã gán cho ông những biệt danh như: “Con quỷ thánh thiện”, “Nghệ sĩ trong đêm”? Ông bộc bạch: “Có khi đó là do cá tính không giống ai của tôi ấy mà”. Ông giải thích: “Tôi thích trầm ngâm, cô độc làm việc trong đêm khuya, tôi hạnh phúc khi được hết mình trong lao động sáng tạo và hòa đồng với cuộc sống”. Trong cuộc sống, khi giao tiếp ông luôn vui vẻ, hòa nhã; trong nghệ thuật sáng tạo ông luôn nghiêm khắc, tỉ mẩn đến từng mi-li-mét.

Trong những năm gần đây, Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng đã tạo được một vườn tượng đầu tiên ở thành phố cao nguyên Đà Lạt với những tác phẩm mang tính nhân văn và có giá trị nghệ thuật cao. Và, để làm được điều đó, Phạm Văn Hạnh đã phải lao động cật lực, phải đổ những giọt mồ hôi, và nhỏ rơi những giọt lệ chân thành cho nghệ thuật...Chia tay, ông cất cao lời hát “Đà Nẵng ơi! Tình người…” và tiếng cười sảng khoái cùng hình ảnh của ông đã hút dần trong dòng người tấp nập!


Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng sinh năm 1942 tại Nam Ô, Đà Nẵng, hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, hội viên Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh... Triển lãm chính của ông:

Trừu tượng (sơn dầu) tại Huế 1967, Siêu thực tại Nhà Văn hóa Pháp (Sài Gòn 1971), Tranh tượng tại Hội Việt - Mỹ (Sài Gòn 1973), Tự họa tại Hội Kiến trúc sư Việt Nam (Hà Nội, 1989), Mộng và Thực tại Gallery Tự Do (TP. Hồ Chí Minh, 1999).

Những Giải thưởng chính: 10 năm Điêu khắc Việt Nam (1984-1994), 10 năm Văn học - Nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng (1985-1995), 2 năm Kiến trúc Việt Nam (1994-1996), Tượng đài 23-9 TP. Hồ Chí Minh (1997), Giải nhất tượng Bác sĩ Yersin Đà Lạt (2003), Văn học - Nghệ thuật Sài Gòn, Hội họa (1973)…  



Báo ĐN
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ