• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam với “Chiến lược khán giả”

20/03/2007 07:54

Từ đầu năm 2002 đến nay, cùng với sự xuất hiện thường xuyên chương trình của Nhà hát Nhạc vũ kịch (NVK) Việt Nam trên sóng phát thanh và truyền hình quốc gia, đều đặn hàng tháng Nhà hát NVK còn có 2 chương trình (4 tối) biểu diễn ở Nhà hát Lớn và phòng hòa nhạc Núi Trúc (Hà Nội). Trò chuyện với chúng tôi, NSND Nguyễn Công Nhạc, Giám đốc Nhà hát NVK Việt Nam, cho biết:

Từ đầu năm 2002 đến nay, cùng với sự xuất hiện thường xuyên chương trình của Nhà hát Nhạc vũ kịch (NVK) Việt Nam trên sóng phát thanh và truyền hình quốc gia, đều đặn hàng tháng Nhà hát NVK còn có 2 chương trình (4 tối) biểu diễn ở Nhà hát Lớn và phòng hòa nhạc Núi Trúc (Hà Nội). Trò chuyện với chúng tôi, NSND Nguyễn Công Nhạc, Giám đốc Nhà hát NVK Việt Nam, cho biết:

Hiện nay, Nhà hát NVK Việt Nam là đơn vị nghệ thuật duy nhất ở nước ta có lịch biểu diễn chi tiết trong năm. Đấy là cách chúng tôi tự đặt ra những cái mốc để chủ động phấn đấu thực hiện. Khán giả cũng có “thực đơn” để lựa chọn. Đồng thời, việc hợp tác giao lưu quốc tế cũng thuận lợi hơn.

- Nhà hát đã làm thế nào để thu hút được đông đảo công chúng nước nhà đến với opera ballet?

Những năm 60 là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật nhạc vũ kịch ở nước ta với một lực lượng khán giả rất đông đảo thuộc nhiều tầng lớp nhân dân. Gần đây, nhiều chương trình hòa nhạc giao hưởng hợp xướng của chúng tôi đã cháy vé, trong đó quá nửa số vé thuộc sở hữu của công chúng Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu thực hiện “Chiến lược khán giả” của Nhà hát NVK. Đồng thời, nhà hát thành lập Câu lạc bộ khán giả với nhiều biện pháp hỗ trợ, ưu đãi, tạo điều kiện cho các thành viên được thưởng thức bộ môn nghệ thuật này. Bốn năm qua, được sự tài trợ của quỹ Ford, chúng tôi đã và đang thực hiện dự án “Khám phá âm nhạc và múa cổ điển” dành cho học sinh và sinh viên (HS-SV). Chương trình đã được thực hiện tại hơn 20 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hàng trăm buổi biểu diễn, giao lưu cùng hàng chục vạn lượt HS-SV.

- Thưa ông, có hay không một bản sắc Việt Nam trong opera ballet, môn nghệ thuật nhập ngoại này?

Chúng ta từng có một thời kỳ phát triển bộ môn nghệ thuật này với những thành tựu được coi là kinh điển của opera ballet Việt Nam như: Tấm Cám, Ngọn lửa Nghệ Tĩnh, Cô Sao v.v... Liên hoan kịch múa toàn quốc lần thứ nhất tổ chức năm 2001 cũng có nhiều tác phẩm xuất sắc như: Ngọc trai đỏ, Núi Đôi, Kiều Nguyệt Nga... Chào mừng những ngày kỷ niệm lớn trong 2 năm 2004-2005, chúng ta đã dàn dựng nhiều vở kịch múa đặc sắc được dư luận đánh giá cao như: Đất nước đứng lên (Trường Đại học VHNT Quân đội), Trương Chi (Nhà hát NVK Việt Nam) v.v…

- Những nét khởi sắc của Nhà hát NVK Việt Nam có đóng góp gì đặc biệt để Chính phủ Pháp trao tặng ông huân chương “Hiệp sĩ Văn học - Nghệ thuật” vào tháng 11-2006?

Trong thành tích chung của nhà hát những năm gần đây, có những kết quả hết sức quan trọng về hội nhập và giao lưu quốc tế, nhất là với nền văn hóa - nghệ thuật Pháp. Thông qua Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội, chúng tôi đã hợp tác dàn dựng thành công nhiều vở nhạc kịch và múa cổ điển thuộc hàng kinh điển của sân khấu opera ballet thế giới để biểu diễn phục vụ khán giả trong và ngoài nước. Đặc biệt, Nhà hát NVK Việt Nam đã ủng hộ múa đương đại, khi trường phái này được nghệ sĩ người Pháp gốc Việt Ea Sola thực hiện ở Việt Nam. Hiện nay, múa đương đại đã được đưa vào giảng dạy chính khóa ở các trường nghệ thuật của nước ta.

Theo SGGP

NỔI BẬT TRANG CHỦ