• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhật Bản: Các trường đại học phải giành giật sinh viên

Giáo dục 19/04/2016 17:27

(Tổ Quốc) – Trong bối cảnh dân số giảm, các trường đại học Nhật Bản gặp khó khăn trong tuyển sinh

(Tổ Quốc) – Trong bối cảnh dân số giảm, các trường đại học Nhật Bản gặp khó khăn trong tuyển sinh và nhiều trường đứng trước nguy cơ đóng cửa…

Nhiều thập kỉ qua, các trường đại học Nhật Bản có lượng thí sinh cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh và sinh viên phải “dùi mài kinh sử” nhiều năm để vượt qua cuộc chiến thi cử mới giành được tấm vé vào đại học. Nhưng giờ đây thời thế đã thay đổi, các trường đại học phải cạnh tranh để giành giật sinh viên.

Các trường đại học đang chịu sức ép lớn phải thay đổi, đó là đổi mới cách thức tuyển sinh, đổi mới tổ chức đào tạo, nghiên cứu để nâng cao uy tín, cân đối tài chính hợp lí… Thay vì chỉ dựa vào một kì thi tuyển sinh duy nhất, mang nặng thi cử, một số trường đã bắt đầu tuyển chọn dựa vào các đánh giá ở trường trung học và tìm hiểu họ muốn theo đuổi điều gì sau khi vào đại học.



Nhiều trường đại học tư nhân tổ chức các hoạt động hấp dẫn mời gọi sinh viên tới đăng kí học, không giống như kì thi tuyển sinh bình thường mà “đo” thí sinh bằng điểm số, thủ tục tuyển sinh chỉ tập trung vào các cách thức như phỏng vấn và bài luận về lí do sinh viên lựa chọn trường.



Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Đại học Tokyo, đại học số 1 quốc gia này cũng đang xem xét thư giới thiệu là một yếu tố tuyển dụng trong kế hoạch đa dạng hơn cách thức tuyển sinh. Đại học Kyoto, một trường đại học hàng đầu Nhật Bản, dự kiến sẽ đưa bài luận, phỏng vấn và thư giới thiệu thành “điểm” tuyển sinh ngoài kết quả điểm thi chính thức.



Hiệp hội Đại học quốc gia có kế hoạch tăng tỉ lệ thí sinh xét tuyển qua “đánh giá ngoài thi cử” lên 30% tổng số sinh viên từ năm nay đến năm 2021.

Từ năm 2014, khoảng 40% trường đại học tư nhân có ít sinh viên hơn so với năng lực đào tạo. Và từ năm 2018 trở đi, các trường quốc gia và công lập đặt tại các khu vực không thuộc siêu đô thị cũng sẽ đối mặt với khó khăn tài chính. Hiện các trường đại học đang lo lắng đối phó với “vấn đề 2018” này.

Viện Nghiên cứu dân số và An sinh xã hội dự đoán xu hướng sẽ lại tiếp tục giảm từ năm 2018 xuống dưới 1 triệu (tức khoảng 990.000 người năm 2031).

Theo đó số lượng tuyển sinh đại học đã tăng dần trong những thập kỉ gần đây, vào những năm 1970 và 1980, khoảng 36 - 37% học sinh tốt nghiệp THPT học tiếp lên đại học, cao đẳng. Tỉ lệ này tăng lên 45,2% năm 1995 và 51,5% năm 2005. Vào năm 2014, tỉ lệ tăng lên 56,7% và nếu tính cả các loại trường khác như trường nghề thì tỉ lệ đạt tới 80%.

Ngày nay hơn một nửa người Nhật trẻ tuổi học tiếp lên đại học. Trong thực tế, vào những năm 2000, Nhật Bản đã bước vào thời kì “phổ cập” đại học - nghĩa là mọi người đều có thể học đại học nếu họ không kén chọn trường hoặc khoa. Nếu tỉ lệ tuyển sinh vẫn giữ ở mức đỉnh điểm thì khi dân số trẻ tiếp tục giảm, có rất ít hy vọng tăng số sinh viên.

Một nhân tố lớn dẫn tới tình trạng “thừa trường - thiếu trò” là sự ra đời ồ ạt các trường đại học kể từ những năm 1990. Những thay đổi căn bản trong tiêu chuẩn thành lập trường đại học vào những năm 1990 - đã khiến thủ tục thành lập trường đại học trở nên quá dễ dàng. Hệ quả của những cải cách “sâu rộng” này là số trường đại học tại Nhật, gồm cả trường quốc gia, công lập và tư nhân tăng vọt từ khoảng 500 trường lên khoảng 780 trường hiện nay.

Lâm Uyên (tổng hợp)

NỔI BẬT TRANG CHỦ