• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhật Bản là điểm đến đắt đỏ nhất châu Á với người nước ngoài

Thế giới 06/08/2023 06:58

(Tổ Quốc) - Theo trang CNBC, một báo cáo mới cho thấy lương và phúc lợi của Nhật Bản dành cho người nước ngoài vẫn cao nhất ở châu Á.

Trong khảo sát của "MyExpatriate Market Pay", mức lương trung bình mà các doanh nghiệp Nhật Bản trả cho người nước ngoài làm việc ở đây là khoảng 370.183 USD. Tuy nhiên, mức lương này vẫn thấp hơn 12% so với năm ngoái, do đồng yên Nhật suy yếu. Kết quả lương, phúc lợi và thuế đều giảm theo tỷ lệ phần trăm hai con số.

Nhật Bản là điểm đến đắt đỏ nhất châu Á với người nước ngoài - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNBC

Trên toàn cầu, Nhật Bản đứng thứ hai sau Vương quốc Anh trong top những điểm đến đắt đỏ nhất trên thế giới.

Nghiên cứu có tính đến tiền lương bằng tiền mặt, gói phúc lợi như chỗ ở, tiện ích và thuế nhằm đánh giá mức lương so với chi tiêu trên thị trường. Hơn 340 công ty và hơn 10.000 người tham gia cuộc khảo sát này.

Mức lương dành cho người nước ngoài ở châu Á

Theo ECA International, tổng số tiền bồi thường đã tăng trung bình 7% ở các quốc gia châu Á từ năm 2021 đến năm 2022 khi tính bằng nội tệ.

Ông Lee Quane, Giám đốc khu vực châu Á của ECA International giải thích việc tăng lương tính theo đồng nội tệ có thể là do lạm phát.

"Một số công ty cung cấp khoản trợ cấp chi phí sinh hoạt để đảm bảo trang trải giá cả sinh hoạt ở quê nhà trong khi người lao động vẫn làm việc ở nước ngoài. Vào năm 2022, một số quốc gia trong khu vực đã trải qua tỷ lệ lạm phát tương đối cao, buộc các công ty phải tăng các khoản trợ cấp này", ông Lee Quane nói.

Báo cáo cho biết các quốc gia như Singapore chứng kiến chi phí sinh hoạt tăng cao khiến các gói phúc lợi và tiền lương của người nước ngoài tăng 4% so với năm 2021.

"Người dân địa phương cũng như người nước ngoài đều cảm nhận được sự gia tăng chi phí chỗ ở đối với người nước ngoài ở Singapore khi tính bằng USD", ông Quane giải thích.

Những quốc gia đắt đỏ nhất châu Á với người nước ngoài

Với các gói chi phí trung bình là 258.762 đô la, Singapore đã tăng 6 bậc lên vị trí thứ 16 về chi phí thuê lao động nước ngoài đắt đỏ nhất trên toàn cầu, đồng thời xếp thứ 7 ở châu Á.

Tuy nhiên, do biến động tiền tệ, tiền lương sẽ giảm giá đáng kể khi tính bằng USD.

Chẳng hạn như mức lương của người nước ngoài ở Trung Quốc đã giảm 5% khi tính bằng đôla Mỹ mặc dù đồng nhân dân tệ mạnh lên so với hầu hết các loại tiền tệ khác trong năm 2021.

"Vì nhiều người nước ngoài phải chi tiêu một phần hoặc toàn bộ tiền lương kiếm được bằng các loại tiền tệ khác nên mức lương trung bình của người nước ngoài - nếu tính bằng nhân dân tệ hoặc các loại tiền khác - sẽ giảm xuống", ông Quane nhấn mạnh.

Anh là quốc gia đắt đỏ nhất thế giới với người nước ngoài

Lạm phát kéo dài, dịch bệnh Covid-19, chi phí năng lượng cao ngất ngưởng, tình trạng thương mại liên quan đến vấn đề Brexit và diễn biến suy thoái đã gây ra khó khăn đối với kinh tế Anh trong thời gian qua.

Tăng trưởng kinh tế tại Vương quốc Anh đã chững lại trong năm nay. Lạm phát vẫn là một tai họa nghiêm trọng hơn đối với nước này so với các nền kinh tế lớn khác. Ngân hàng Anh đã tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản lên 4,5% trong tháng 5, đây là lần tăng lãi suất thứ 12 liên tiếp trong nỗ lực chống lại tình trạng giá cả tăng cao.

Giá cả tăng vọt đã khiến người dân Anh rời khỏi vị trí việc làm được trả lương thấp. Ông Nadra Ahmed, Chủ tịch điều hành Hiệp hội Chăm sóc quốc gia, đại diện cho khoảng 800 nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc tại nhà cho rằng chi phí nhiên liệu cao đang gây ra khó khăn với những người đi lại nhiều.

"Cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt ở Anh đã ảnh hưởng và tác động đến thị trường lao động. Mọi người muốn tìm việc làm được trả lương cao hơn", ông Ahmed nói.

Trong khi đó, Vương quốc Anh vẫn là điểm đến đắt đỏ nhất cho người nước ngoài, với mức lương và phúc lợi trung bình của người nước ngoài làm việc tại nước này là 441.608 USD vào năm 2022.

Phúc lợi cho nhân viên cũng đã tăng 4% lên 167.594 đô la và đắt nhất thế giới.

Ngoài ra, sức mạnh của đồng bạc xanh đã đẩy Mỹ tăng 7 bậc trong bảng xếp hạng những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới với người nước ngoài và lọt vào top 10 toàn cầu. Mặc dù tiền lương giảm nhẹ, nhưng tổng chi phí chi tiêu lại tăng lên.

"Chi phí nhà ở cao hơn nghĩa là các công ty sẽ nhìn thấy việc chuyển nhân viên sang Mỹ trở nên tốn kém hơn trong năm 2022," ECA International cho biết thêm.

"Khi chi phí sinh hoạt tiếp tục tăng mạnh trên khắp thế giới thì các công ty nên tiếp tục xem xét các khoản trợ cấp cho nhân viên ở nước ngoài. Khi các công ty nên cân nhắc điều này một cách thường xuyên sẽ đảm bảo chi tiêu của nhân viên tốt hơn và có nhiều khả năng giữ chân những nhân viên nước ngoài giỏi hơn những công ty khác không làm như vậy", ông Quane nói./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ