Hệ thống sông trên toàn quốc, đặc biệt là lưu vực sông Hồng đang trong tình trạng khô cạn nghiêm trọng và kéo dài chưa từng có trong lịch sử. Chuyên gia cảnh báo, nhiều khả năng tình trạng tồi tệ hơn sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Hệ thống sông trên toàn quốc, đặc biệt là lưu vực sông Hồng đang trong tình trạng khô cạn nghiêm trọng và kéo dài chưa từng có trong lịch sử. Chuyên gia cảnh báo, nhiều khả năng tình trạng tồi tệ hơn sẽ diễn ra trong thời gian tới.
Điều lo hơn nữa là rất có khả năng những năm tiếp theo, sông Hồng sẽ còn tiếp tục lập thêm những kỷ lục cạn kiệt mới.
Vào cuối năm 2009, mực nước trên các sông thượng nguồn của sông Hồng phía Trung Quốc đã ở mức thấp nhất so với những năm trước đây, lũ năm 2009 ở thượng nguồn sông Hồng cũng là lũ nhỏ nhất.
Do thiếu mưa và nước nguồn suy giảm nên dòng chảy sông Hồng từ biên giới đến trung lưu và hạ lưu các sông Đà, Thao, Lô giảm mạnh, thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN) 35-65%- mực thấp chưa từng có.
Kéo theo đó tình trạng mực nước tại các hồ thủy điện Bắc Bộ đều thấp hơn cùng kỳ năm 2009 và thấp hơn mức thiết kế.
Cụ thể, mực nước hồ Hòa Bình cao nhất chỉ ở 116,44m (thấp hơn thiết kế 0,56m); tại hồ Tuyên Quang 107,60m (thấp hơn thiết kế 12,4m); hồ Thác Bà 53,5m (thấp hơn thiết kế 5,4m).
Do tác động của hiện tượng Elnino, mùa mưa năm 2009 kết thúc rất sơm. Tổng lượng mưa từ 8/2009 đến 2/2010 thiếu hụt 70-90% so với TBNN, có nơi hoàn toàn không có mưa.
Ngoài ra, việc điều tiết vận hành của các nhà máy thủy điện thượng nguồn phía Trung Quốc đã làm thay đổi lớn đến chế độ dòng chảy phía Việt Nam. Cùng với tình trạng dòng chảy phía Trung Quốc cũng bị cạn kiệt do tác động của Elnino trong mùa khô này, hoạt động của các nhà máy thủy điện phía Trung Quốc đã làm trầm trọng hơn mức độ cạn kiệt thiếu nước từ lưu vực phía Việt Nam. Thiếu nước trên phần lưu vực nước ta góp phần làm cho dòng chảy từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam xuống đến mức thấp nhất trong lịch sử.
Cùng đó, vấn đề chất lượng rừng suy giảm, đặc biệt là diện tích rừng nguyên sinh, rừng nhiều tầng, rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng có khả năng giữ nước thủy sinh giảm sút đã làm mất đi khả năng điều tiết nước, giữ nước của lưu vực sông. Hậu quả, khi có mưa thì nước sông lên nhanh đến khi không mưa thì sông cạn khô.
Còn phải kể đến tình trạng nước ngầm- dòng nước quan trọng cho các sông trong mùa khô- bị khai thác quá mức tại Hà Nội cũng đang suy giảm trầm trọng.
Chúng tôi cũng đang quan sát hiện tượng đáy sông bị hạ thấp có thể là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng mực nước trên sông ngày càng thấp đi.
Được biết, hiện tượng El Nino sẽ kéo dài đến tháng 5, tình trạng nhiệt độ cao, thiếu mưa, thiếu nước và khô hạn còn diễn biến phức tạp và căng thẳng ở vùng Đông Bắc, vùng núi phía Bắc và Trung du Bắc Bộ. Tình hình cạn kiệt nước trên sông, đặc biệt là lưu vực sông Hồng trong thời gian tới sẽ còn diễn ra trầm trọng hơn. Theo bà, cần phải tiến hành biện pháp gì để khắc phục?
Để từng bước giảm nhẹ tình trạng cạn kiệt nước trên sông Hồng cần thiết phải tăng cường giám sát nguồn nước từ nước ngoài chảy vào Việt Nam và giám sát việc khai thac cũng như sử dụng nước, đặc biệt ở hạ du và các hồ chứa.
Trước mắt, cần cấp bách bố sung thiết bị quan trắc mực nước tự động tại các trạm sát biên giới Trung Quốc. Để đối phó với thực tế cần tính toán, thay đổi chế độ vận hành tích nước và xả nước ở các hồ chứa.
Vấn đề tăng diện tích các loại rừng có khả năng giữ nước, thủy sinh trong mùa khô cũng nhất thiết phải tiến hành ngay.
Xin cảm ơn bà!
(Theo Dân trí)