• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những Chính sách giảm nghèo ở một số nước Đông Nam Á

Thế giới 14/12/2023 11:10

(Tổ Quốc) - Đối với các nước Đông Nam Á, việc xoá bỏ tình trạng nghèo đói là mục tiêu lớn của mỗi quốc gia. Để đẩy nhanh mục tiêu này, chính phủ các nước đưa ra nhiều phương án và nỗ lực giải quyết tận góc sự đói nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước…

Thực tế cho thấy, các nước Đông Nam Á đang hướng tới việc giảm nghèo, hướng tới xã hội phồn vinh về kinh tế, lành mạnh về xã hội, kết hợp với tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là vấn đề thời sự hiện nay. Lựa chọn con đường và giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển, nhất là phát triển bền vững đang là mối quan tâm của các quốc gia, dân tộc. Để kết hợp hài hòa hai mục tiêu này và tiến đến xóa đói giảm nghèo thì cần có vai trò điều tiết của Nhà nước.

Những Chính sách giảm nghèo ở một số nước Đông Nam Á - Ảnh 1.

Nông dân hái chè

Có thể thấy rằng, sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế - xã hội, về hệ tư tưởng, truyền thống, đặc điểm văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, khiến cho việc lựa chọn mô hình và giải pháp phát triển cũng khác nhau. Đói nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về xã hội, hệ lụy của sự lệ thuộc của nó đối với các nước giàu sẽ khó tránh khỏi và ảnh hưởng nhiều đến văn hóa chính trị của mỗi nước.

Thực tế cho thấy, trong thời đại kinh tế thế giới đang phát triển mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thế giữ vững chế độ chính trị, độc lập chủ quyền với một tiềm lực kinh tế mạnh. Tuy nhiên, không phải bất cứ tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nào cũng có lợi cho người nghèo mặc dù tăng trưởng nhanh là yếu tố chung cần thiết và quan trọng nhất trong mọi chiến lược phát triển.

Chiến lược xóa đói giảm nghèo đã được chính phủ các nước thực hiện quyết liệt trong đó những phương án xóa đói giảm nghèo về kinh tế ở nông thôn đối với các hộ nông dân là tiền đề kinh tế rất cần thiết để giữ vững ổn định chính trị- xã hội. Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách, điều hành hoạt động kinh tế - xã hội cho các cấp chính quyền tỉnh, từ đó tạo sự phát triển đồng bộ hơn, liên kết chặt chẽ hơn giữa các vùng phát triển với các vùng lạc hậu. Điều này giúp người nghèo có được điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các cơ hội việc làm cũng như dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Đơn cử ở Thái Lan, chính phủ nước này thể hiện rõ quan điểm ưu tiên đối đa cho tăng trưởng nhanh, xóa đói giảm nghèo sẽ được khắc phục dần dần vào thời gian sau hơn là làm đồng bộ. Một kế hoạch cụ thể cho một khoảng thời gian cụ thể đã đề ra hàng loạt biện pháp đồng bộ giải quyết nhiều vấn đề kinh tế- xã hội cấp thiết và đặt mục tiêu về xóa đói giảm nghèo lên hàng đầu.

Một quốc gia khác là Malaysia, chính phủ nước này luôn đặt mục tiêu là bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các dân tộc trên cơ sở chú trọng đến lợi ích của cộng đồng người bản địa, vì họ là thành phần cư dân đông nhất và cũng có tỉ lệ nghèo cao nhất . Thông qua các cơ chế quản lý hiệu quả và đồng bộ, các chính sách xóa đói giảm nghèo của Malayxia đã đến được với những đối tượng nghèo khổ và cần sự trợ giúp.

Ở Malaysia, Nhà nước đi đầu và có vai trò nòng cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thông qua các chương trình xã hội như y tế, giáo dục… giúp người lao động nâng cao khả năng tìm kiếm cơ hội việc làm, từ đó cải thiện thu nhập và mức sống. Về lâu dài, Chính phủ Malaysia đặc biệt chú trọng cho giáo dục và đào tạo, phần chi ngân sách cho đầu tư và trợ cấp giáo dục qua từng thời kỳ là rất lớn.

Hay ở Trung Quốc, chính phủ đã xây dựng mô hình năng suất sản xuất nông nghiệp để nâng cao thu nhập cho người nghèo với một số biện pháp, như: chung tay xây dựng giữa Nhà nước và người dân; Nhà nước cung cấp vật liệu sản xuất và vốn để đầu tư, người dân đóng góp bằng sức lao động. Hoạt động xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn được chính phủ tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sá, điện, nước sinh hoạt… từ đó cải thiện năng suất sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn và đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiếu.

Nâng cao năng suất lao động nhằm nâng cao kỹ năng của người dân, cung cấp các thông tin giúp người dân có cơ hội tìm việc làm ở thành thị. Giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp các cơ sở vật chất cơ bản cho các xã vùng xa - vùng sâu sang khu vực có thuận lợi hơn…Áp dụng nâng cao công nghệ các ngành nghề đặc trưng mỗi địa phương, hỗ trợ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của nông thôn. Các doanh nghiệp được tham gia trong chương trình giảm nghèo và sử dụng nguồn tài nguyên phù hợp.

Vĩnh Quý

NỔI BẬT TRANG CHỦ