• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những hình ảnh đầu tiên của đoàn công tác cứu hộ cứu nạn Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thực hiện: Bảo Trân | 11/02/2023

(Tổ Quốc) - Theo các thành viên của đoàn cứu nạn cứu hộ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, dưới nền thời tiết âm 6 độ C, đoàn phải làm việc liên tục với một khối lượng công việc khổng lồ. Bên cạnh đó, tại hiện trường bê tông tiếp tục sập xuống, nguy hiểm luôn rình rập khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn.

1h sáng ngày 11/2, các thành viên của đoàn Công tác cứu nạn quốc tế Bộ Công an Việt Nam đã đến thành phố Adıyaman, Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi nhận phân công từ Ban tổ chức cứu nạn Thổ Nhĩ Kỳ, các thành viên của đoàn Công tác cứu nạn quốc tế Bộ Công an Việt Nam đã di chuyển đến đường 531, Adıyaman Merkez, thành phố Adıyaman cách đó 300km, mất 10 tiếng di chuyển dưới thời tiết khắc nghiệt, tuyết rơi dày đặc, đoàn đã đến điểm cứu nạn và bắt đầu dựng trại, thực hiện công tác tìm kiếm  người đang bị vùi lấp. 

Đoàn công tác của Bộ Công an đã làm việc với Ban tổ chức để nhận nhiệm vụ; tiến hành khảo sát thực tế, lên phương án cứu nạn, cứu hộ; dựng trại, lắp đặt, bố trí 13 tấn thiết bị mang theo để có đủ điều kiện nhanh chóng thực hiện tìm kiếm người dân bị vùi lấp. 

Theo các thành viên của đoàn cứu nạn Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, dưới nền thời tiết âm 6 độ C, đoàn phải làm việc lên tục với một khối lượng công việc khổng lồ, bên cạnh đó tại hiện trường bê tông tiếp tục sập xuống, nguy hiểm chực trờ khiến công tác cứu nạn cứu hộ gặp nhiều khó khăn. 

Dười nền nhiệt độ -6 độ C, đoàn công tác phải làm việc liên tục. 

Những hình ảnh đầu tiên của đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ  - Ảnh 3.

Những hình ảnh đầu tiên của đoàn công tác cứu nạn cứu hộ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ  - Ảnh 4.

Đoàn công tác Bộ Công an Việt Nam tìm kiếm người bị vùi lấp tại khu vực mà Ban tổ chức cứu nạn Thổ Nhĩ Kỳ phân công.

Trước đó, ngày 10/2, đoàn công tác cứu nạn quốc tế gồm 24 cán bộ chiến sĩ của Bộ Công an đã đến sân bay ở thành phố Adana (Thổ Nhĩ Kỳ). 

Trong chuyến hỗ trợ cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ lần này, Việt Nam đã cử hơn 100 cán bộ, chiến sĩ đến từ các lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân,...

Ngoài lực lượng tin nhuệ, chó nghiệp vụ, để hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn, các đoàn còn mang theo nhiều trang thiết bị như: Thiết bị dò tìm người bị nạn trong công trình sập đổ, máy khoan đục bê tông, bộ thiết bị chống sập, bộ thiết bị cứu nạn cứu hộ trên cao, dưới sâu, trong không gian hạn chế, bộ mặt nạn phòng chống khí độc cách ly, bộ túi nâng sử dụng khí nén, bình khí, máy dò khí độc, cáng cứu thương, đèn chiếu sáng, túi cứu thương, các vật dụng giữ ấm cơ thể,... 

Trước đó, ngày 6/2, liên tiếp các trận động đất mạnh từ 5.6 - 7.8 độ Richter xảy ra ở miền Đông Nam và miền Trung Thổ Nhĩ Kỳ, khiến nước này và quốc gia tiếp giáp Syria bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề.  

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sau đó đã tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp đối với các tỉnh chịu ảnh hưởng bởi trận động đất và quốc gia này sẽ treo cờ rũ trong một tuần. Tính đến hiện tại, số người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã tăng lên đến ít nhất 20.000 người, cùng hàng chục nghìn toà nhà khác bị sập. 

Liên quan đến sự việc này, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria) đã thực hiện công tác liên lạc với cơ quan chức năng sở tại và bà con cộng đồng người Việt tìm hiểu thông tin và sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân trong trường hợp có công dân Việt Nam là nạn nhân. Cho đến nay, chưa ghi nhận thông tin có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi trận động đất.


NỔI BẬT TRANG CHỦ